Buổi toạ đàm trực tuyến “Cá nhân làm từ thiện thế nào cho đúng?” diễn ra vào lúc 14h30’ thứ sáu ngày 24/9/2021, được Báo Đại Đoàn Kết chủ trì tổ chức. Tọa đàm được truyền hình trực tiếp trên Báo điện tử Đại Đoàn Kết và fanpage của Báo Đại Đoàn Kết trên mạng xã hội Facebook. Khách mời tham gia chương trình: Tiến sĩ Luật – ĐBQH khóa XIV Lưu Bình Nhưỡng; Đại tá – Tiến sĩ – Luật sư Lê Ngọc Khánh…
Buổi toạ đàm trực tuyến “Cá nhân làm từ thiện thế nào cho đúng?” diễn ra vào lúc 14h30’ thứ sáu ngày 24/9/2021, được Báo Đại Đoàn Kết chủ trì tổ chức. Tọa đàm được truyền hình trực tiếp trên Báo điện tử Đại Đoàn Kết và fanpage của Báo Đại Đoàn Kết trên mạng xã hội Facebook.
Thông tin buổi Tọa đàm trực tuyến “Cá nhân làm từ thiện thế nào cho đúng?” đượn in trên báo giấy Đại Đoàn Kết số 268 ngày 25/09/2021
Khách mời tham gia chương trình: Tiến sĩ Luật – ĐBQH khóa XIV Lưu Bình Nhưỡng; Đại tá – Tiến sĩ – Luật sư Lê Ngọc Khánh (Chuyên viên cấp cao Hãng Luật TGS) và MC Phan Anh; ca sĩ Thái Thuỳ Linh (cã sĩ Thủy Tiên báo không tham gia được do có lý do về sức khỏe).
Múc đích của buổi Tọa đàm hướng đến giảm thiểu sai sót, sai lầm của cá nhân để hướng đến công tác từ thiện được công khai, minh bạch đúng pháp luật, phát huy được tối đa sức mạnh của toàn dân để cùng chia sẻ với nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, cùng nhau vượt khó, phát triển.
MC: Ngoài sao kê có cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng?
Đại tá, Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Chuyên viên cấp cao Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội): Trước hết vấn đề từ thiện là hết sức cần thiết. Xã hội cần góp sức. Vì Nhà nước không thể nào đáp ứng ngay lập tức và kịp thời với nơi khó khăn. Vì vậy hoạt động của các nhà hảo tâm là rất cần thiết. Về hành lang pháp lý chúng ta có tương đối đầy đủ. Như Nghị định 64 của Chính phủ. Nghị định 93 cũng nêu rõ cá nhân được làm từ thiện. Nghị định 93 là nghị định tôi rất quan tâm và đã nói rõ mọi cá nhân được làm từ thiện – nhưng có một điều là chúng ta phải lập quỹ. Đây là vấn đề mấu chốt.
Nếu các cá nhân làm tốt thì nhân dân ủng hộ. Làm tốt thì nhân dân không bao giờ nghi ngờ. Làm tốt phải từ tâm, làm liêm chính, đúng quy định của pháp luật. Nếu chúng ta làm mà không minh bạch, không trong sáng, không công tâm thì hẳn sẽ bị nghi ngờ. Người dân biết hết!
Theo tôi muốn làm từ thiện tốt trước hết chúng phải có tâm, sau đó chúng ta phải lập quỹ theo quy định của Nghị định 93.
Quay lại chuyện sao kê. Sao kê vừa rồi của các nghệ sĩ nêu lên rất đúng, rất tốt rồi nhưng chưa đủ đâu. Sao kê chưa hết. Sao kê, ngân hàng thì tiền vào ngân hàng và tiền ra ngân hàng. Nhưng khi đã ra khỏi ngân hàng rồi thì làm sao có thể kiểm soát được.
Ví dụ một cá nhân vận động quyên góp được 100 tỷ, rút ra 100 tỷ từ ngân hàng nhưng sau khi rút ra thì tiêu vào việc gì, tiêu cho ai? Thì ai biết. Vì vậy chi cho ai, chi việc gì cần có danh sách, cần có ký nhận đầy đủ. Vì vậy, sau khi rút tiền từ ngân hàng ra thì tiêu cho ai, làm gì phải hết sức rõ ràng?
Các cụ nói “cây ngay không sợ chết đứng”. Ví dụ nghệ sĩ Kim Cương, 50 năm làm từ thiện nhưng chưa có điều tiếng gì. Tôi cũng đã từng đi làm từ thiện, cũng đã quyên góp nhưng chúng tôi không bao giờ cầm tiền. Mà sau khi quyên góp rồi, chúng tôi phải chuyển cho các đơn vị chức năng. Chúng tôi chỉ kiểm soát bằng các thông tin từ người nhận cụ thể.
Như vậy, nếu chúng ta làm đầy đủ theo quy định của pháp luật thì không cần cơ quan chức năng. Chúng ta làm đúng theo Nghị định 93 thì cơ quan chức năng không cần vào cuộc. Nếu có biểu hiện sai sót như có đơn kiện, đơn tố cáo thì người ta mới vào cuộc.
MC: Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã coi từ thiện là lĩnh vực hoạt động quan trọng của xã hội và có khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh. Cá nhân hay nhóm làm thiện nguyện đều gắn với 1 tổ chức được cấp phép. Ví dụ ở Anh, nước đầu tiên có Luật từ thiện đã quy định cá nhân hay tổ chức kêu gọi từ thiện từ khoảng 5.000 bảng (khoảng 150 triệu VND) thì phải đăng ký hoạt động để cơ quan chức năng không chỉ có cơ chế quản lý, giám sát mà còn có cơ chế miễn giảm thuế. Singapore cũng có đạo luật chính thức về từ thiện từ năm 1983, ở Nhật, Trung Quốc cũng cho phép một số hoạt động từ thiện hoạt động và những người làm hoạt động từ thiện sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế. Ở Việt Nam, hiện nay cá nhân tham gia làm từ thiện rất nhiều nhưng chưa có chế tài nên họ chưa được hưởng bất kỳ ưu đãi gì. Thưa TS Lưu Bình Nhưỡng, để phát huy nguồn lực xã hội rộng lớn từ hoạt động thiện nguyện cá nhân chúng ta có thể học tập gì từ các nước đã áp dụng luật từ thiện?
…………………
Đại tá, Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Chuyên viên cấp cao Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: Nếu câu chuyện quyên góp trở thành vấn đề pháp lý thì đã có quy định của pháp luật. Luật hình sự quy định về tội danh lừa đảo hoặc là lạm dụng tín nhiệm. Nhà hảo tâm tin tưởng chuyển cho người quyên góp. Nếu người đứng ra quyên góp chiếm đoạt thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự, bị từ phạt tiền tới các mức khác. Nếu có căn cứ người quyên góp có hành vi chiếm đoạt như nhà hảo tâm gửi tới người quyên góp 10 tỷ mà chỉ hỗ trợ 5 tỷ, còn 5 tỷ để tiêu thì đã vào tội lừa đảo và có thể đối diện mức án nhiều năm tù.
…………………
Luật sư Lê Ngọc Khánh phát biểu tại Tọa đàm trực tuyến: “Cá nhân làm từ thiện thế nào cho đúng?”
MC: Một câu hỏi chung cho các khách mời: Với những gì đang diễn ra trên thực tế về cá nhân làm từ thiện, theo anh/ chị cách nào để cá nhân làm từ thiện thế nào cho đúng, để những người tiếp theo không rơi vào những thị phi như đã có?
……………..
Đại tá, Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Chuyên viên cấp cao Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội): Tôi đồng ý với các bạn, đầu tiên chúng ta phải minh bạch. Nếu không minh bạch thì chúng ta không thể làm được gì. Về việc làm từ thiện, nó có vấn đề lòng tin. Tôi phải nói thật, một số người dân có một chút mất lòng tin với các tổ chức xã hội nên họ tin vào các nghệ sĩ về các người nổi tiếng. Nhưng vừa rồi một số nghệ sĩ, người nổi tiếng lại làm mất lòng tin của dân chúng. Vì vậy họ mất lòng tin vào công tác thiện nguyện.
Nếu muốn làm từ thiện tốt chúng ta có thể phối kết hợp, giám sát giữa các cá nhân và các tổ chức xã hội. Ví dụ vừa rồi ở Phong Thổ, Lai Châu bị giông bão, chúng tôi điện lên cho Hội chữ thập đỏ của huyện của tỉnh để hỏi người dân cần gì. Ví dụ, Hội chữ thập đỏ nói đừng gửi gạo, đừng gửi mì tôm lên nhé, họ có nhiều lắm. Người dân lúc này đang cần vật liệu lợp lại nhà, cần vật dụng… Như vậy chúng ta hoạt động cá nhân nhưng thông qua các tổ chức địa phương để làm thiện nguyện một cách cụ thể.
Còn nếu chưa minh bạch, chúng ta phải đối diện với dư luận. Đòi hỏi của dư luận là rất đúng. Vấn đề chúng ta có trong sáng hay không, có công tâm hay không? Nếu chúng ta đủ cả sự trong sáng, cả sự công tâm thì đừng có sợ thị phi.
»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:
Báo Đại Đoàn Kết đăng tải ý kiến Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Chuyên viên cấp cao Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội): http://daidoanket.vn/minh-bach-trong-lam-tu-thien-ca-nhan-ngai-gi-thi-phi-5666954.html
Báo Điện tử VTC NEWS đăng tải ý kiến Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Chuyên viên cấp cao Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội): https://vtc.vn/ly-do-thuy-tien-vang-mat-o-toa-dam-ve-tu-thien-vao-phut-chot-ar638146.html
VietnamPlus đăng tải ý kiến Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Chuyên viên cấp cao Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội): https://www.vietnamplus.vn/ca-nhan-lam-tu-thien-can-hieu-qua-minh-bach-dung-luat-phap/736368.vnp
Soha.vn đăng tải ý kiến Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Chuyên viên cấp cao Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội): https://soha.vn/dai-ta-luat-su-le-ngoc-khanh-sao-ke-moi-chi-la-dau-vao-ca-nhan-tieu-cho-viec-gi-thi-ai-biet-duoc-20210924163805003.htm
Nguồn: www.tgslaw.vn