Sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống ngày càng có vai trò và giá trị và cá nhân, tổ chức cũng nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo hộ sản phẩm trí tuệ của mình. Việc đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm là giải pháp được đa phần tác giả, chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ sản phẩm của mình. Dưới đây, Newvision Law sẽ hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền…
Sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống ngày càng có vai trò và giá trị và cá nhân, tổ chức cũng nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo hộ sản phẩm trí tuệ của mình. Việc đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm là giải pháp được đa phần tác giả, chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ sản phẩm của mình.
Dưới đây, Newvision Law sẽ hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả theo quy định hiện hành và các vấn đề liên quan trước và sau đăng ký.
Quyền tác giả là gì ?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).
Quyền tác giả tự động phát sinh ngay khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định như: dạng văn bản viết, ghi âm, ghi hình,…
Các loại hình tác phẩm được đăng ký bản quyền tác giả
Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm sân khấu;
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu số 02 Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL;
– Bản sao tác phẩm cần đăng ký (02 bản);
– Giấy ủy quyền nếu nộp thôn qua đại diện;
– Tài liệu chứng mình quyền nộp hồ sơ nếu thụ hưởng quyền từ người khác (thừa kế, chuyển giao, kế thừa);
– Văn bản đồng ý của các tác giả nếu có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu nếu có chung quyền sở hữu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nộp đơn đăng ký theo quy định tại Cục Sở Bản quyền tác giả có trụ sở có địa chỉ ở Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để xin cấp Giấy chứng nhận. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hợp lệ Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả từ chối cấp Giấy chứng nhận và thông báo bằng văn bản cho ngời nộp đơn chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 3: Đăng bạ và công bố Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả
Khi có quyết định cấp, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả và quyết định được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.
Phí, lệ phí đăng ký quyền tác giả
– Phí cấp giấy chứng nhận: 300.000 đồng đối với các loại hình tác phẩm:
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sở đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
– Phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả: 100.000 đồng đối với các loại hình tác phẩm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm viết khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
– Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả: 400.000 đồng đối với với các loại hình tác phẩm:
+ Tác phẩm tạo hình;
+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
– Phí cấp giấy chứng nhận: 500.000 đồng đối với với các loại hình tác phẩm:
+ Tác phẩm điện ảnh;
+ Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
– Phí cấp giấy chứng nhận: 600.000 đồng đối với với các loại hình tác phẩm: chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các trương trình chạy trên máy tính.
Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả
Luật Newvision cung cấp dịch vụ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan trên toàn quốc với chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất. Qúy khách chỉ cần ủy quyền cho chúng tôi, mọi việc còn lại sẽ do Luật sư NewvisionLaw thực hiện để xin cấp Giấy chứng nhận cho quý khác.
– Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn các vấn đề liên quan đến quyền tác giả;
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để chúng tôi hoàn thiện hồ sơ đăng ký sớm nhất;
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả;
– Luật sư theo dõi hồ sơ và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có;
– Đại diện khách hàng nhận thông báo và Văn bằng bảo hộ khi có kết quả và gửi tới tận tay quý khách hàng;
– Tư vấn quyền và cách sử dụng, khai thác tác phẩm để bảo đảm mọi quyền lợi,…
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline: 024.6682.8986 để được Luật sư tư vấn chi tiết.