Công ty Luật Newvision Law là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ pháp lý có liên quan đến thủ tục xin giấy phép Chứng nhận dán nhãn năng lượng. Với tiêu chí luôn muốn hỗ trợ cho khách hàng một cách hiệu quả nhất, giúp các doanh nghiệp, công ty tháo gỡ được mọi khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật hiện hành Bước 1: Đối tượng thử nghiệm Doanh nghiệp sẽ có phải có trách nhiệm mang…
Công ty Luật Newvision Law là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ pháp lý có liên quan đến thủ tục xin giấy phép Chứng nhận dán nhãn năng lượng. Với tiêu chí luôn muốn hỗ trợ cho khách hàng một cách hiệu quả nhất, giúp các doanh nghiệp, công ty tháo gỡ được mọi khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật hiện hành
Bước 1: Đối tượng thử nghiệm
Doanh nghiệp sẽ có phải có trách nhiệm mang những mẫu thử tới các phòng thử nghiệm để lấy mẫu theo chuẩn Việt Nam. Và các đối tượng thử nghiệm để đăng ký dán nhãn tiết kiệm năng lượng sẽ bao gồm:
- Nhóm thiết bị dân dụng: Đèn huỳnh quang compact, đèn huỳnh quang ống thẳng, chấn lưu điện từ cho đền huỳnh quang, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện, quạt điện, tivi….
- Nhóm thiết bị văn phòng bao gồm: Máy tính, máy photocopy, máy chiếu, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, …..
- Nhóm các thiết bị công nghiệp: Máy biến áp phân phối, động cơ điện…
- Nhóm các phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con (loại 7 chỗ trở xuống).
Thời gian thử nghiệm nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc nhiều vào công việc thực tế của các đơn vị thử nghiệm, thỏa thuận của đơn vị thử nghiệm với khách hàng
Bước 2: Lập hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng
Doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký dán nhãn năng lượng sẽ cần phải có 01 bộ hồ sơ gốc kèm theo đó làm 05 bộ hồ sơ bản sao để gửi về Tổng cục Năng lượng. Và để chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ nhất bạn cần phải chuẩn bị một bản đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng và doanh nghiệp cần làm theo mẫu sau:
Hồ sơ giới thiệu về doanh nghiệp
+Giới thiệu chung về doanh nghiệp
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp(bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp).
+ Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp (bản sao cần đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp).
Hồ sơ kỹ thuật bao gồm
+ Danh sách các loại sản phẩm có nhu cầu đăng ký dán nhãn năng lượng;
+ Bản sao hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài (đối với các nhà nhập khẩu) kèm theo tờ kê khai hàng hóa.
+ Báo cáo thử nghiệm hiệu suất năng lượng sản phẩm do phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương cấp trong thời hạn 06 tháng từ ngày cấp.
+ Phiếu cung cấp thông tin sản xuất sản phẩm;
+ Các chứng chỉ khác về quản lý chất lượng (nếu có)
Lưu ý: Trừ các bản sao chứng chỉ, chứng nhận thì ngôn ngữ kê khai trong hồ sơ là Tiếng Việt
Bước 3: Đánh giá chứng nhận tại Tổng cục Năng lượng
Trong thời hạn 10 ngày khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng thì tổng cục năng lượng sẽ xem xét hồ sơ và đánh giá năng lực doanh nghiệp xem có phù hợp ,kết quả thử nghiệm với tiêu chuẩn đánh giá, xác nhận mức tiêu thụ năng lượng so với các tiêu chuẩn năng lượng đã từng công bố
Nếu hồ sơ của bạn phù hợp thì sẽ được Tổng cục Năng lượng có công văn trả lời doanh nghiệp và ấn định thời gian đánh giá thực tế
Khi đánh giá thực tế thì Tổng cục năng lượng sẽ tiến hành khảo sát thực tế các doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng và ra quyết định chứng nhận phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký dán nhãn năng lượng
Khi doanh nghiệp của bạn là nhập khẩu thì sẽ được bộ công thương ra quyết định cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được đăng ký. Và giấy chứng nhận sẽ chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu cần phải nộp hồ sơ báo cáo Tổng cục Năng lượng để Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu có sự thay đổi về lô hàng, xuất xứ hàng hóa hoặc địa điểm nhà máy sản xuất hoặc thiết kế kỹ thuật hoặc model thì phải đánh giá, chứng nhận lại;
Khi doanh nghiệp của bạn sản xuất thì Bộ công thương sẽ quyết định cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng là:
- Giấy chứng nhận sẽ có thời hạn tối đa là 03 (ba) năm
- Ba tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ để xin chứng nhận lại
Bước 5. Sử dụng nhãn năng lượng so sánh
Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp thì có thể sử dụng nhãn so sánh theo các mức năng lượng đã xác định trong giấy chứng nhận được cấp trên sản phẩm, trên catalog, bao bì và tờ rơi để quảng cáo…
Nhãn năng lượng so sánh có thể thay đổi phóng to ,thu nhỏ nhưng phải đảm bảo hình dáng và tỷ lệ kích thước theo quy định nhưng không nhỏ hơn 5cm x 7cm khi gắn trên bao bì và sản phẩm. Việc dán nhãn trực tiếp hoặc in nhãn lên sản phẩm là bắt buộc, in hoặc dán nhãn lên các vị trí khác (thí dụ như bao bì…) là tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp, nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi có trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.