Di chúc miệng có tính hợp pháp không?
Cập nhật 13/10/2016 12:30
CÂU HỎI Xin hỏi luật sư về vấn đề di chúc miệng có được tính hợp pháp không ? Chúng tôi có 2 đứa con một trai một gái. Năm 2015 chồng tôi mắc bệnh ung thư và qua đời không lâu sau đó. Trước khi mất ông ý có để lại di chúc miệng để lại toàn bộ tài sản của gia đình cho con út trước sự chứng kiến của nhiều người trong đó cũng có nhiều người là hàng xóm nhà chúng…
CÂU HỎI
Xin hỏi luật sư về vấn đề di chúc miệng có được tính hợp pháp không ? Chúng tôi có 2 đứa con một trai một gái. Năm 2015 chồng tôi mắc bệnh ung thư và qua đời không lâu sau đó. Trước khi mất ông ý có để lại di chúc miệng để lại toàn bộ tài sản của gia đình cho con út trước sự chứng kiến của nhiều người trong đó cũng có nhiều người là hàng xóm nhà chúng tôi. Vậy liệu con út nhà tôi có được hưởng tài sản với di chúc miệng của chồng tôi không ?
Quách Thị Thương – Từ Sơn, Bắc Ninh
Di chúc miệng có tính hợp pháp không ?
LUẬT SƯ TRẢ LỜI
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc của mình đến công ty Luât Newvision để nhờ tư vấn. Với vấn đề liên quan đến di chúc thì đại diện công ty Luật sư Nguyễn Văn Tuấn sẽ có những tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 5 tại Điều 630 Luật Dân sự 2015 thì di chúc miệng được coi là hợp pháp khi người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất 2 người làm chứng và được người làm chứng ghi chép lại cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Với thời gian 05 ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc đó phải được công chứng hoặc các cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng
Vậy nên khi chồng chị để lại di chúc miệng cho con gái tài sản mà không được những người làm chứng ghi chép và ký tên hoặc điểm chỉ lại mang đi công chứng thì di chúc của chồng chị được tính là không hợp pháp
Mặt khác tài sản chồng chị để lại cho con gái là tài sản chung của 2 vợ chồng lên chồng chị không có quyền tự quyết định thực hiện di chúc miệng cả về hình thức lẫn nội dung bởi vì theo khoản 1 điều 213 bộ Luật dân sự 2015 thì
“1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất được pháp luật quy định”
“ 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung nên sẽ có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.”.
Do vậy khi chia thừa kế, phần di sản của người chồng chị sẽ được chia làm 3 phần bằng nhau cho chị và hai người con theo khoản 2 điều 676 của bộ Luật dân sự 2005 có quy định