Phân chia tài sản khi sửa đổi, bổ sung di chúc
Cập nhật 27/10/2016 10:43
GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT Mẹ tôi là Hoàng Thu Thảo sinh năm 1913 và đã mất vào năm 2000 tại Phường Tân Quang, Tuyên Quang. Ngày 5/10/1998 mẹ tôi có lập mộ di chúc để lại tài sản là ruộng đất và thổ cũ cho con cháu. Trong di chúc mẹ tôi cũng có ghi rõ những quyền và nghĩa vụ của các con các cháu có trách nhiệm chăm sóc mẹ tôi. Nhưng thực tế khi mẹ ốm đâu thì tôi cũng có đi…
GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT
Mẹ tôi là Hoàng Thu Thảo sinh năm 1913 và đã mất vào năm 2000 tại Phường Tân Quang, Tuyên Quang. Ngày 5/10/1998 mẹ tôi có lập mộ di chúc để lại tài sản là ruộng đất và thổ cũ cho con cháu. Trong di chúc mẹ tôi cũng có ghi rõ những quyền và nghĩa vụ của các con các cháu có trách nhiệm chăm sóc mẹ tôi. Nhưng thực tế khi mẹ ốm đâu thì tôi cũng có đi thông báo cho anh chị em trong nhà nhưng không một ai nhận chăm sóc mẹ. Chính vì thế khoảng 25/12/1998 mẹ tôi có nhờ người lập một văn bản di chúc bổ sung vào bản di chúc đã lập vào ngày 5/10/998 và văn bản này cũng được mẹ tôi điểm chỉ cùng với 3 người làm chứng ký tên.Trong văn bản di chúc bổ sung này bà có để hết tài sản lại cho tôi. Vậy xin hỏi luật sư là nếu phân chia tài sản thì nên áp dụng theo bản di chúc nào của mẹ tôi ?
Nguyễn Thị Kim Oanh
LUẬT GIA NGUYỄN CHẤN TRẢ LỜI
Trước hết, bạn cần nắm rõ tại các Điều khoản 653, 656, 662 mà bà Nguyễn Thị Kim Oanh có nhắc đến thực ra là các điều luật đã được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006), trong khi cụ Hoàng Thu Thảo lại lập di chúc trong năm 1998. Chính vì thế những đánh giá đúng hay sai với nội dung bản di chúc mà cụ Hoàng Thu Thảo lập bổ sung sẽ phải được căn cứ đúng các quy định của Bộ Luật Dân sự năm 1995.
“Di chúc là đại diện thể hiện ý chí của bản thân mình nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 649 BLDS 95). Tại Điều 659, BLDS 95 quy định: “Trong những trường hợp mà người lập di chúc không thể tự tay mình viết bản di chúc thì cá nhân đó có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc cũng phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc mình đã lập trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”. Khi đối chiếu với những quy định này thì ta thấy bản di chúc bổ sung ngày 5/10/1998 do cụ Thảo nhờ người khác viết và cụ cũng có điểm chỉ và được 3 người làm chứng nên văn bản di chúc này hoàn toàn có giá trị pháp lý. Trong trường hợp này, pháp luật không bắt buộc văn bản di chúc cần phải được công chứng hoặc chứng thực.
Tại khoản 2 Điều 665, BLDS 95 còn quy định: “Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc, thì di chúc đã lập và phần bổ sung đều có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau, thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật”
Luật gia, nhà báo Nguyễn Chấn