Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ có những hoạt động kinh tế trong nước mà đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ra nước ngoài. Khi đó, những vấn đề về thương hiệu, nhãn hiệu hay logo của sản phẩm, dịch vụ, công ty luôn cần được xem trọng. Do vậy, đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là điều cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể bảo vệ được nhãn hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp trước những doanh nghiệp…
Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ có những hoạt động kinh tế trong nước mà đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ra nước ngoài. Khi đó, những vấn đề về thương hiệu, nhãn hiệu hay logo của sản phẩm, dịch vụ, công ty luôn cần được xem trọng. Do vậy, đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là điều cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể bảo vệ được nhãn hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp trước những doanh nghiệp khác trên thế giới.
Dưới đây công ty Luật Newvision Law sẽ đưa ra những thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài cho những cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu:
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài cho các doanh nghiệp
1.Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài ở đâu?
– Đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư và Thỏa ước Madrid và có hiệu lực tại các quốc gia đã tham gia ký kết Thỏa ước này. Khi đăng ký theo Hiệp ước Madrid, doanh nghiệp chó thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo mẫu và đánh dấu những nước muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Thời gian thẩm định đơn đăng kỹ nhãn hiệu quốc tế từ 12 đến 18 tháng tùy thuộc vào nước đăng ký.
– Đăng ký tại từng nước muốn đăng ký nhãn hiệu:
+ Các doanh nghiệp là chủ những nhãn hiệu muốn đăng ký thì có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia đó tại những Cơ quan nhãn hiệu: tại Hoa Kỳ, Nhật,…
+ Sử dụng các công ty luật làm đại diện của mình tại quốc gia đó, hoặc sử dụng các dịch vụ của những công ty đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện thủ tục đăng ký (https://newvisionlaw.com.vn/)
+ Thời hạn xem xét đơn tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia đó, thủ tục này rất khác nhau ở từng quốc gia.
2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa đã có
Bước 2: Thực hiện đăng ký cho nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm
Bước 3: Quá trình thẩm định nhãn hiệu tùy theo từng thủ tục của các quốc gia đăng ký nhãn hiệu
Bước 4. Công bố nhãn hiệu đã đăng ký, thực hiện giám sát nhãn hiệu, thương hiệu
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài.
+ Mẫu nhãn hiệu;
+ Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký;
+ Bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng nhận về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam;
+ Chi phí, thời gian đăng ký: Sẽ theo quy định cụ thể tại từng Quốc gia, sẽ báo lại cho khách hàng sau khi gửi yêu cầu.
+ Giấy uỷ quyền (cung cấp sau khi nhận được yêu cầu).
>>>Tham khảo về: dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền