Vừa qua, Ủy ban Pháp luật (UBPL) của Quốc hội đã họp phiên toàn thể cho ý kiến về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố cáo. Không xác minh nổi tố cáo nặc danh Thứ nhất về hình thức tố cáo, hiện có 2 luồng ý kiến khác nhau. Luồng ý kiến 1 cho rằng để tránh tình trạng lợi dụng tố cáo tràn lan, tố cáo sai sự thật… nên dự luật chỉ quy định 2 hình…
Vừa qua, Ủy ban Pháp luật (UBPL) của Quốc hội đã họp phiên toàn thể cho ý kiến về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố cáo.
Không xác minh nổi tố cáo nặc danh
Thứ nhất về hình thức tố cáo, hiện có 2 luồng ý kiến khác nhau. Luồng ý kiến 1 cho rằng để tránh tình trạng lợi dụng tố cáo tràn lan, tố cáo sai sự thật… nên dự luật chỉ quy định 2 hình thức tố cáo là bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Luồng ý kiến 2 đề nghị dự luật cần quy định bổ sung các hình thức tố cáo khác như bằng fax, email, điện thoại… Tuy nhiên, Chính phủ theo luồng ý kiến thứ nhất
Thứ hai về tố cáo nặc danh cũng có 2 nhóm ý kiến. Nhóm 1, quy định của Đảng và Luật Tố cáo hiện hành chưa chấp nhận xem xét, giải quyết đơn tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo. Nhóm 2 đề nghị quy định trường hợp người tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ của mình để tránh bị trả thù, trù dập.
Trong những năm qua, các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh do không đủ nhân lực, thời gian, công sức… Do đó, dự thảo luật chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.
Ngược với phía cơ quan soạn thảo, Phó Chủ nhiệm UBPL Phạm Trí Thức lại thông tin nhiều ý kiến trong thường trực UBPL đề nghị bổ sung các hình thức tố cáo khác như tố cáo bằng fax, email, điện thoại để tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tố cáo, qua đó giúp kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Ở nhiều nơi, nhiều bộ – ngành đã có đường dây nóng, nhiều vụ tham nhũng được phát hiện nhờ các hình thức tố cáo này. Luật Phòng chống tham nhũng cũng quy định tạo điều kiện cho người dân tố cáo.
“Luật Phòng chống tham nhũng nêu rõ tố cáo không chỉ bằng đơn thư, lời nói mà còn có nhiều hình thức khác. Đồng thời, Bộ Luật Hình sự cũng khẳng định tin báo tố giác tội phạm có thể bằng lời hoặc văn bản chứ không cần đơn từ. Hay tố giác kiến nghị có thể gửi qua bưu điện, điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác thì cũng phải tiếp nhận” – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền dẫn chứng.
Ai bảo vệ người tố cáo?
Về dự luật chưa quy định tố cáo nặc danh, ông Phạm Trí Thức khẳng định:Nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian qua, nhiều nội dung tố cáo qua điện thoại khá chính xác, trong khi việc bảo vệ người tố cáo chưa có cơ chế hữu hiệu. Do đó, nên quy định tố cáo nặc danh