Tiếc nuối khi không tham gia được TPP Hiệp định TPP khởi động từ tháng 3/2010 và đã trải qua hơn 5 năm đàm phán. Nếu được thành lập vào cuối năm 2015 như dự tính, các quốc gia thành viên của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu. Đây là thị trường không chỉ lớn nhất mà sẽ trở nên năng động nhất của thế giới. TPP yêu cầu các bên tham gia TPP,…
Tiếc nuối khi không tham gia được TPP
Hiệp định TPP khởi động từ tháng 3/2010 và đã trải qua hơn 5 năm đàm phán. Nếu được thành lập vào cuối năm 2015 như dự tính, các quốc gia thành viên của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu. Đây là thị trường không chỉ lớn nhất mà sẽ trở nên năng động nhất của thế giới.
TPP yêu cầu các bên tham gia TPP, vào thời điểm TPP có hiệu lực, phải gia nhập và phê chuẩn một loạt điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ (SHTT) đang có hiệu lực. Tuy phần lớn các điều ước này Việt Nam đã gia nhập và phê chuẩn, nhưng vẫn còn một số điều ước Việt Nam vẫn chưa tham gia, trong đó có Hiệp ước Singapore về Luật nhãn hiệu năm 2006, Hiệp ước Budapest về công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về bằng sáng chế năm 1977, sửa đổi năm 1980.
Từ đó có thể nhận thấy để tham gia vào sân chơi quốc tế Việt Nam cần ký kết các điều ước quốc tế khác về sở hữu trí tuệ.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam trước sân chơi quốc tế
Những điều ước về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam chưa tham gia:
− Thỏa ước Hague về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp 1925
− Thỏa ước Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ
− Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu
− Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu
− Thỏa ước Locarno về phân loại quốc tế cho kiểu dáng công nghiệp
− Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế
Hệ thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ của Việt Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần được tiếp tục hoàn thiện. Việc đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phải được giải quyết trên cơ sở phân tích một cách khách quan thực trạng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện có, rút ra những nguyên nhân, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này và kinh nghiệm quốc tế; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao và hoàn thiện cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như toàn bộ hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta.
Trong kỷ nguyên thông tin, với tốc độ tiến bộ công nghệ ngày càng nhanh thì chỉ thực thi Hiệp định TRIPS không thôi vẫn chưa đủ tạo lập một hệ thống sở hữu trí tuệ vững chắc. Những tiến bộ công nghệ trong ngành thông tin, sinh học và các ngành khác đòi hỏi chúng ta phải chỉnh sửa những bộ luật quốc tế và quốc gia về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Như vậy, Việt Nam cần nghiên cứu và tham gia vào các điều ước quốc tế để có thể phát triển bền vững và đồng bộ trên nhiều lĩnh vực.