Ngày nay khi mà đời sống ngày càng cao, việc ứng dụng và tận dụng các công nghệ vào sản xuất nuôi trồng ngày càng nhiều thì nhu cầu về sử dụng những thực phẩm sạch, tự nhiên, an toàn cũng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy mở cửa hàng bán thực phẩm sạch, kết nối người sản xuất và người tiêu dùng là một hướng kinh doanh hợp lý, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên để có thể đảm bảo việc tên riêng của…
Ngày nay khi mà đời sống ngày càng cao, việc ứng dụng và tận dụng các công nghệ vào sản xuất nuôi trồng ngày càng nhiều thì nhu cầu về sử dụng những thực phẩm sạch, tự nhiên, an toàn cũng được đặt lên hàng đầu.
Vì vậy mở cửa hàng bán thực phẩm sạch, kết nối người sản xuất và người tiêu dùng là một hướng kinh doanh hợp lý, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên để có thể đảm bảo việc tên riêng của cửa hàng không bị bên khác “lấy cắp” thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một việc làm không thể thiếu khi kinh doanh.

Quy trình thẩm định đơn đăng ký
Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 14-16 tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục và trải qua các giai đoạn sau:
+ Thẩm định hình thức (1-2 tháng);
+ Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
+ Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
+ Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu
– Danh mục dịch vụ đăng ký, cụ thể là dịch vụ mua bán nông sản, thực phẩm;
– Mẫu nhãn hiệu thực phẩm sạch cần đăng ký;
Để biết nhãn hiệu có đủ điều kiện được bảo hộ hay không, công ty Newvisionlaw sẽ thực hiện tra cứu sơ bộ cho khách hàng trong thời gian 1 ngày sau đó để chắc chắn hơn về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, đại diện công ty Luật Newvision sẽ hỗ trợ khách hàng tiến hành tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm sạch tại Công ty Luật Newvision:
Với tư cách đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng chỉ hành nghề, Newvision Law sẽ cung cấp đến quý khách dịch vụ đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu bao gồm::
– Tư vấn, giải đáp các thắc mắc trước khi đăng ký;
– Tư vấn lựa chọn nhóm đăng ký phù hợp với phạm vi hoạt động kinh doanh của khách hàng;
– Hỗ trợ thực hiện tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
– Soạn hồ sơ và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, thực hiện theo dõi đơn trong suốt quá trình đăng ký;
– Nhận các công văn liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu, trả lời các công văn.
– Nhận văn bằng bảo hộ, nếu có.
>>Xem thêm: thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu