Từ ngày 01/01/2018, khi Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có hiệu lực thi hành thì các quan chức phạm tội tham ô, nhận hối lộ sẽ không bị thi hành án tử hình nếu họ nộp lại ít nhất 3/4 tài sản đã lấy. Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có nhiều quy định thay đổi với tội phạm tham nhũng. Xem thêm: Tư vấn về tống tiền – Dọa đăng ảnh nóng của người yêu…
Từ ngày 01/01/2018, khi Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có hiệu lực thi hành thì các quan chức phạm tội tham ô, nhận hối lộ sẽ không bị thi hành án tử hình nếu họ nộp lại ít nhất 3/4 tài sản đã lấy.
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có nhiều quy định thay đổi với tội phạm tham nhũng.
Theo Điều 40: “người bị kết án tử hình về tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” thì không thi hành án tử hình với họ. Hình phạt tử hình được chuyển thành chung thân.
Khi dự thảo được đưa ra đã có rất nhiều ý kiến trái chiều cho ràng không nên bỏ hình phạt tử hình đối với tội phạm tham nhũng, việc này sẽ làm cho người dân hiểu rằng pháp luật đang nương tay với quan tham.
Tuy nhiên Quốc hội vẫn thông qua quy định này. Bởi lẽ khi xử lý những vụ án tham nhũng, xã hội không chỉ quan tâm đến hình phạt với người phạm tội, mà quan tâm đến thu hồi tài sản tham nhũng. Thực trạng cho thấy, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng rất thấp. Trong những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy tăng lên nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, năm 2016 tỷ lệ thu hồi mới đạt 38,3%.
Đa số tội phạm tham nhũng là tội phạm ẩn. Người phạm tội có chức vụ, có trình độ, chuyên môn nhất định. Vì vậy việc phạm tội được chuẩn bị kỹ càng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, tài sản do phạm tội tham nhũng được che dấu kỹ lưỡng.
Vì vậy quy định này khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao nộp lại tài sản tham nhũng, góp phần giúp thu hồi tài sản tham nhũng cho nhà nước. Bởi giá trị tài sản tham nhũng thường là rất lớn, thất thoát ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đất nước.
Quan tham trốn suốt đời vẫn không thoát tội.
Bên cạnh chính sách khoan hồng nêu trên, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung có những sửa đổi, bổ sung góp phần tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Điều này thể hiện ở ba điểm chính.
Thứ nhất, Điều 28 bổ sung quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 353, khoản 3, 4 Điều 354: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu trở lên, gây thiệt hại từ ba tỷ đồng trở lên, dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác phá sản… Bộ Tư pháp đánh giá, quy định này nhằm “truy đến cùng những tội phạm tham nhũng lớn”.
Thứ hai, điều 61 bổ sung quy định không áp dụng thời hiệu thi hành án đối với tội phạm tham ô tài sản, nhận hối lộ thuộc trong trường hợp tại khoản 3,4 Điều 353, khoản 3,4 Điều 354 cụ thể: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu trở lên, gây thiệt hại từ ba tỷ trở lên, dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác phá sản,…
Thứ ba, Bộ luật Hình sự mở rộng phạm vi một số tội phạm về chức vụ ra cả khu vực tư (ngoài Nhà nước). Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà thực hiện hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ thì cũng bị xử lý về tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ theo quy định tại các điều 353, 354.
Quý khách hàng cần tư vấn về pháp luật hình sự hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 1900 6110.
Trân trọng!