Ngày 30/11/2017, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn và Luật sư Lê Đình Việt (đại diện Công ty Luật TNHH TGS) cùng các trợ lý luật sư đã có buổi làm việc với Bà Phan Thị Ngọc Mỹ tại nhà riêng của bà tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, T.P Hà Nội. Bà Phan Thị Ngọc Mỹ là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO Mỹ thuật Môi trường, có nhiều tranh được lưu giữ trong các bộ sưu…
Ngày 30/11/2017, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn và Luật sư Lê Đình Việt (đại diện Công ty Luật TNHH TGS) cùng các trợ lý luật sư đã có buổi làm việc với Bà Phan Thị Ngọc Mỹ tại nhà riêng của bà tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, T.P Hà Nội.
Bà Phan Thị Ngọc Mỹ là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO Mỹ thuật Môi trường, có nhiều tranh được lưu giữ trong các bộ sưu tập trong và ngoài nước. Sinh ra ở xứ Đoài, nơi đây có chùa Thầy, có dòng họ Phan Huy nổi tiếng khoa bảng đã định cư lâu đời ở xứ Sài Sơn, bà Mỹ sớm mang trong mình tâm hồn nghệ thuật, ý thức, trách nhiệm gìn giữ những tinh hoa của đất trời bằng việc sưu tầm, lưu giữ và trưng bày tranh và cổ vật quý giá có niên đại hàng ngàn năm tuổi.
Làm việc với chúng tôi, bà Mỹ cho biết bà đã được phê duyệt cấp phép thành lập bảo tàng tư nhân lớn nhất nước mang tên Phan Thị Ngọc Mỹ từ năm 2006, đến nay bà đang làm thủ tục để xây dựng bảo tàng tại một địa điểm rộng rãi, khang trang hơn với mong muốn mang bảo tàng của mình đến gần hơn với công chúng nhằm mục đích phát huy truyền thống văn hóa của quê hương cũng như để góp phần nâng cao đời sống văn hóa phục vụ quần chúng nhân trong nước và hấp hẫn du khách nước ngoài. Các luật sư đã cung cấp cho bà Mỹ những thông tin cần thiết về quy trình để được cấp phép xây dựng bảo tàng cũng như những hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật để đặt nền móng, tạo cơ sở vững chắc cho bảo tàng của bà Phan Thị Ngọc Mỹ được xây dựng và phát triển.
Để được gọi là bảo tàng, phải đáp ứng những yêu cầu rất khắt khe về kiến trúc, cảnh quan, có nhà trưng bày trong và ngoài trời, kho bảo quản, đội ngũ chuyên môn, bộ máy hành chính… Tuy nhiên, bằng niềm đam mê và hết lòng vì con đường nghệ thuật chân chính, năm 2006 bà Mỹ đã được cấp phép để xây dựng một bảo tàng mang chính tên của mình. Bảo tàng Phan Thị Ngọc Mỹ được coi là bảo tàng mỹ thuật tư nhân đầu tiên và lớn nhất của cả nước. Bảo tàng là nơi trưng bày hơn 500 đồ gia dụng bằng sành, sứ, gốm, trên 700 tác phẩm hội họa và gần 1000 bức thư pháp có niên đại từ vài trăm đến hàng ngàn năm tuổi.
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều bảo tàng được xây dựng và hoạt động với nguồn vốn lên đến vài ngàn tỉ đồng với nhiều chủ đề khác nhau như: Bảo tàng dân tộc học, Bảo tàng Phụ Nữ,… Tuy nhiên, hiếm có bảo tàng nào như Bảo tàng Phan Thị Ngọc Mỹ. Là một bảo tàng tư nhân, những tác phẩm ở đây rất phong phú, thuộc nhiều chủ đề và thể loại khác nhau của các danh họa khác nhau. Ngoài ra, ở đây còn trưng bày nhiều cổ vật từ các thời kì trước, các loại tem thư, tiền cổ, .. có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thăm và làm việc tại bảo tàng, chúng tôi đã có cơ hội được chiêm ngưỡng lại một Hà Nội xưa qua các bức tranh nổi tiếng vẽ về Hà Nội, được biết thêm về nhiều giai đoạn lịch sử của nền mỹ thuật Việt Nam qua các tác phẩm của những họa sỹ lừng danh ở mỗi thời kỳ. Ngoài không gian trưng bày các tác phẩm của những họa sỹ nổi tiếng, họa sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ cũng dành riêng cho mình một góc trưng bày với khoảng 100 bức tranh do chính mình sáng tác. Với không gian nghệ thuật này, họa sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ mong muốn sẽ tạo thành một điểm đến của giới yêu mỹ thuật Thủ đô, cũng như góp phần tạo nên một không gian nghệ thuật phục vụ du khách khi đến tham quan vãn cảnh chùa Thầy, một cảnh đẹp nổi tiếng ở làng quê xứ Đoài
Mọi vấn đề thắc mắc cần giải đáp liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6110 để được Luật sư hỗ trợ