Luật Sở hữu trí tuệ đã thực sự đi vào cuộc sống
Cập nhật 28/10/2016 10:51
Gần đây, dư luận quan tâm đến vụ xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ đối với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 319 về Máy đùn gạch có gắn trục cào của Ông Hoàng Thịnh (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đăk Lăk). Ưu điểm nổi bật của loại máy này: làm tăng công suất đùn gạch từ 1,5 đến 2,5 lần, đặc biệt tránh được tình trạng công nhân bị máy cuốn dập tay chân như trước đây. Máy đùn…
Gần đây, dư luận quan tâm đến vụ xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ đối với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 319 về Máy đùn gạch có gắn trục cào của Ông Hoàng Thịnh (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đăk Lăk). Ưu điểm nổi bật của loại máy này: làm tăng công suất đùn gạch từ 1,5 đến 2,5 lần, đặc biệt tránh được tình trạng công nhân bị máy cuốn dập tay chân như trước đây. Máy đùn gạch có gắn trục cào của Ông Hoàng Thịnh đã được trao Huy chương vàng hội chợ công nghệ và thiết bị năm 2003 và nhiều giải thưởng khác. Tuy nhiên, suốt từ bấy đến nay, những vi phạm quyền sở hữu công nghiệp máy đùn gạch có trục cào diễn ra khá phổ biến nhưng không được các cơ quan có thẩm quyền xử lý đúng quy định, thậm chí có biểu hiện xử lý tùy tiện, xử lý trái pháp luật, làm cho hiệu lực của luật không nghiêm; còn người vi phạm thì được thể… “nhờn” với kỷ cương, phép nước (!?). Ngày 28/8/2007, đoàn thanh tra Sở KHCN Đăk Lăk tiến hành thanh tra 3 cơ sở Quyết Thắng, Tân Tiến Hùng, Việt Mỹ; tuy nhiên chủ cơ sở không có mặt. Đoàn thanh tra chụp được ảnh các máy đùn gạch rõ ràng có trục cào, nhưng lại …không xử lý với lý do “người có hành vi xâm phạm không có mặt để ký vào biên bản xử phạt và do đó không thể xử phạt được”. Ngày 31/12/2007, đoàn thanh tra Sở KHCN tiếp tục tiến hành thanh tra 3 cơ sở nêu trên thì có 2 cơ sở đã tháo gỡ cất dấu trục cào trước khi đoàn đến; mặc dù trên máy đùn gạch vẫn còn nguyên các ốc vít gắn trục cào, nhưng Thanh tra vẫn lập biên bản là “không có hành vi xâm phạm”(?). 1 cơ sở có bằng chứng xâm phạm thì thanh tra cho biết “sẽ hỏi ý kiến chỉ đạo về mức xử phạt” (!)
Trong lần thanh tra vào ngày 28/8/2007, chủ ba cơ sở không có mặt nhưng đoàn thanh tra đã chụp được ảnh các máy đùn gạch có trục cào là bằng chứng cho thấy các cơ sở này vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 319 của Ông Hoàng Thịnh. Khoản 3 điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm) quy định: “Nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện của gia đình, tổ chức và chính quyền và người chứng kiến”. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính còn nhấn mạnh vào việc làm cần thiết để “xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính”. Khoản 1 điều 46 Pháp lệnh quy định Chánh Thanh tra chuyên ngành cấp Sở “có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”.
Trong lần thanh tra tiếp vào ngày 31/12/2007, 2 trong số 3 cơ sở trên đã tháo gỡ cất dấu trục cào trước khi đoàn thanh tra tới, mặc dù trên máy đùn gạch vẫn còn các ốc vít. Trong lần thanh tra trước (28/8/2007), Cơ quan thanh tra đã có trong tay bằng chứng những cơ sở này vi phạm. Lần này họ lại có hành vi đối phó nhưng “dấu đầu hở đuôi”! Đoàn thanh tra phát hiện “máy đùn gạch vẫn còn các ốc vít gắn trục cào trên đó”; hành vi này cần được xem là tình tiết tăng nặng nhằm “trốn tránh, che dấu vi phạm” nêu tại điều 4 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Người có thẩm quyền xử phạt “cho qua” là sai, thể hiện sự dung túng, bao che đối với người vi phạm.
Cũng trong lần thanh tra 31/12/2007 , cơ quan thanh tra cho biết “sẽ hỏi ý kiến chỉ đạo về mức xử phạt” đối với 1 cơ sở có bằng chứng vi phạm. Tuy nhiên, bà Phan Thị Ngọc Lan, Giám đốc Công ty Sở hữu trí tuệ và Văn phòng luật sư HAVIP, đại diện pháp lý của Ông Hoàng Thịnh, cho biết: Trước đó, ngày 28/11/2007, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Văn Kiều đã ký công văn số 331/Ttra gửi Sở Khoa học và Công nghệ Đăc Lăk, hướng dẫn: “Khi xác định sản phẩm xâm hại thì phải xác định giá trị sản phẩm xâm phạm là “Máy đùn gạch”, không phải là giá trị của “Trục cào”. Về mức xử phạt cụ thể, đối chiếu với các quy định của pháp luật, Thanh tra Bộ hướng dẫn: “Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì mức xử phạt tối đa là 100.000 đồng; nếu xác định mức xử phạt đối với vụ việc này (được tính trên giá trị sản phẩm xâm phạm là máy đùn gạch có trục cào) vượt quá 100.000 triệu đồng, Quý Sở nên trình Chủ tịch UBND tỉnh phạt tối đa đến 100.000 đồng”./.
Luật gia, nhà báo Nguyễn Chấn