Hệ thống Madrid là hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước trên thế giới. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế hiện nay được sử dụng thông dụng có sự ảnh hưởng lớn các thành viên của Nghị định thư và Thỏa ước Madrid ngày càng tăng lên. Quy trình thủ tục nộp đơn bảo hộ theo Thoả ước Madrid được trình bày trong Nghị định 103/2006/NĐ-CP…
Hệ thống Madrid là hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước trên thế giới. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế hiện nay được sử dụng thông dụng có sự ảnh hưởng lớn các thành viên của Nghị định thư và Thỏa ước Madrid ngày càng tăng lên. Quy trình thủ tục nộp đơn bảo hộ theo Thoả ước Madrid được trình bày trong Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Sở hữu công nghiệp và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
>>>Xem thêm: Hiểu về đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Marid
– Bước 1: Liệt kê các quốc gia chỉ định bảo hộ nhãn hiệu theo Hệ thống Marid, tra cứu trước khả năng đăng ký của Nhãn hiệu tại các quốc gia chỉ định nói trên để kiểm tra nhãn hiệu của mình có trùng hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hay không.
– Bước 2: Chuẩn bị đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
+ Người nộp đơn chuẩn bị 01 tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và 01 đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí.
+ Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế độc quyền chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Nếu đơn chỉ chỉ định quốc gia thành viên của Thỏa ước mà không chỉ định thành viên của Nghị định thư thì phải làm bằng tiếng Pháp.
+ Người nộp đơn phải bảo đảm các thông tin khai trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là chính xác và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam.
– Bước 3: Nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
+ Chủ đơn sẽ nộp đơn đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
+ Lưu ý: Nếu nộp đơn theo Thỏa ước Marid, chủ đơn có thể nộp trực tiếp tại Văn phòng quốc tế mà không phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ của quốc gia mình.
– Bước 4: Theo dõi quá trình thẩm định và nhận kết quả
+ Văn phòng quốc tế sau khi nhận được đơn đăng ký sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và chỉ rõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình (nước được chỉ định). Các nước được chỉ định có thời gian 1 năm để xem xét chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trên lãnh thổ của mình.
∗ Lưu ý: Mọi thư từ, giao dịch hoặc các thông báo, yêu cầu liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Trong thời gian thẩm định; các doanh nghiệp cần lưu ý các thông báo mà Cục Sở hữu trí tuệ gửi về và có phản hồi đúng thời hạn, nếu không đơn đăng ký sẽ bị từ chối bảo hộ.
2. Khó khăn trong quá trình đăng ký độc quyền nhãn hiệu quốc tế và những lưu ý
– Thứ nhất, hiện nay các công cụ hỗ trợ phục vụ việc tra cứu, nộp đơn, theo dõi tiến trình và quản lý đăng ký nhãn hiệu quốc tế được Văn phòng quốc tế vận hành để tạo thuận lợi cho người nộp đơn quốc tế vẫn còn trong tình trạng quá tải, báo lỗi, chưa có nhiều phiên bản đa ngôn ngữ và chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của người sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp tra cứu không thấy sự trùng lặp của nhãn hiệu mà mình sở hữu so với các nhãn hiệu khác, dẫn đến có thể bị từ chối bảo hộ bởi sự trùng lặp với các nhãn hiệu chưa được cập nhật.
– Thứ hai, sự khác nhau giữa hệ thống luật pháp của các nước thành viên cùng tham gia Hiệp ước Madrid gây ra nhiều khó khăn; chưa có sự thống nhất, rõ ràng khiến các doanh nghiệp khó được đảm bảo các điều kiện bảo hộ ở mọi quốc gia chỉ định khi chỉ sử dụng một đơn đăng ký duy nhất.
– Thứ ba, giao dịch giữa Văn phòng quốc tế, Văn phòng đăng ký quốc gia và người nộp đơn còn chưa thuận tiện, sự minh bạch trong quy trình xử lý và tiêu chí thẩm định tại các cơ quan đăng ký chưa cao, thời hạn khắc phục thiếu sót cứng và không thể gia hạn, chưa có cơ chế đánh giá chất lượng thẩm định của Văn phòng quốc tế hay lệ phí đăng ký cao cũng cản trở việc sử dụng hiệu quả hệ thống Madrid.
– Thứ tư, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu nhiều kiến thức pháp luật, thiếu nguồn thông tin pháp lý về nhãn hiệu quốc tế nên một thời gian sau họ phải bổ sung, cải chính thông tin, và nhiều khi bị từ chối đơn. Ngoài ra, rào cản về ngôn ngữ cũng khiến quá trình kê khai các nội dung trong đơn đăng ký không được chuẩn xác, đúng yêu cầu.
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế cần lưu ý những điều sau:
– Doanh nghiệp chỉ nên lựa chọn đăng ký nhãn hiệu ở nơi doanh nghiệp xem đó là thị trường nhập khẩu trung và dài hạn – chọn nơi bảo hộ là những nước đã là thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp hẳn nhiên là cần phải tiến hành càng sớm càng tốt, nhất là khi nhãn hiệu dự kiến đăng ký đã được sử dụng ở đây.
– Nên lựa chọn đăng ký theo Nghị định thư Marid thay vì Thỏa ước Marid bởi Nghị định thư Marid có nhiều quy định thuận tiện hơn cho việc bảo hộ sau này.
– Doanh nghiệp cũng chú ý kê khai đầy đủ, chính xác thông tin trong đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo đúng ngôn ngữ được yêu cầu. Ngay cả khi đã nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp vẫn cần theo dõi quá trình thẩm định, các thông báo từ Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ và có phản hồi kịp thời.
Mọi vấn đề thắc mắc về pháp luật liên hệ Hotline 02466827986 để được Luật sư hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất hoặc tham khảo thêm dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Newvision Law