“Trong giấy phép thành lập công ty của chúng tôi có chức năng kinh doanh thực phẩm Vậy chúng tôi có thể mở một cửa hàng kinh doanh trái cây với được không? Thủ tục pháp lý cần phải tiến hành trong trường hợp công ty chúng tôi mở một cửa hàng bán trái cây là gì?”. Trả lời: Chào bạn, Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Newvision Law. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin…
“Trong giấy phép thành lập công ty của chúng tôi có chức năng kinh doanh thực phẩm
Vậy chúng tôi có thể mở một cửa hàng kinh doanh trái cây với được không? Thủ tục pháp lý cần phải tiến hành trong trường hợp công ty chúng tôi mở một cửa hàng bán trái cây là gì?”.
Trả lời:
Chào bạn,
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Newvision Law. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm của mình tư vấn cho bạn như sau:
Thủ tục mở thêm cửa hành kinh doanh trái cây
Thứ nhất, theo như bạn trình bày, trong giấy phép thành lập công ty của bạn có chức năng kinh doanh thực phẩm nên theo Quyết định 337/2007/QĐ-BKHĐT quy định hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mã ngành 4632. Bán buôn thực phẩm gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột
Vì thế công ty của bạn có thể mở một cửa hàng kinh doanh rau và trái cây.
Thứ hai về thủ tục pháp lý để mở cửa hàng này thì nếu cửa hàng kinh doanh được mở tại trụ sở chính thì không cần phải làm thủ tục pháp lý còn trường hợp cửa hàng kinh doanh không cùng địa chỉ thì công ty bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc thông báo lập địa điểm kinh doanh.
Căn cứ Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh như sau:
Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung Thông báo gồm:
+ Mã số doanh nghiệp;
+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
+ Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
+ Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
+ Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
+ Thông tin đăng ký thuế;
+ Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có
+ Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
+ Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Sau khi đăng ký thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh thì công ty bạn còn phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Điều 12 Nghị định 38/2012/NĐ-CP
Căn cứ Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận như sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế
Nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh đặt trụ sở.