Trong thời gian này, người ta vẫn thường hay tranh cãi về việc quản lý nghề mại dâm như thế nào?Một số ý kiến vẫn cho rằng nên hợp pháp hóa mại dâm, một mặt để chính thức đưa vào quản lý có kế hoạch, mặt khác để tránh được những tiêu cực trong nghề Tuy nhiên.. Cho đến hiện nay tất cả điều này vẫn còn được tranh luận rất nhiều cho đến khi có quyết định cuối cùng. Do đó pháp luật hiện…
Trong thời gian này, người ta vẫn thường hay tranh cãi về việc quản lý nghề mại dâm như thế nào?Một số ý kiến vẫn cho rằng nên hợp pháp hóa mại dâm, một mặt để chính thức đưa vào quản lý có kế hoạch, mặt khác để tránh được những tiêu cực trong nghề
Tuy nhiên..
Cho đến hiện nay tất cả điều này vẫn còn được tranh luận rất nhiều cho đến khi có quyết định cuối cùng. Do đó pháp luật hiện hành vẫn xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự đối với những hành vi: hành nghề mại dâm, môi giới mại dâm và chứa chấp mại dâm
1. Hành nghề mại dâm
Hành nghề mại dâm là hoạt động mua, bán dâm. Theo quy định của pháp luật hình sự trước kia, hành nghề mại dâm được coi là một tội và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên hiện nay, hành vi mua, bán dâm chỉ bị phạt hành chính. Căn cứ theo điều 22 và 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi mua bán dâm sẽ bị xử lý theo hình thức phạt tiền. Cụ thể người mua dâm sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng; người bán dâm sẽ bị phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng.
2. Môi giới mại dâm
Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua, bán dâm. Hành vi này có mức độ nguy hiểm hơn, cũng như phát sinh nhiều tiêu cực hơn so với việc mua, bán dâm nên có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự.
Đối với biện pháp xử lý hành chính. Điều 24, nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hình phạt tiền đối với việc môi giới mại dâm. Cụ thể, tại điểm c, khoản 4, điều 24 quy định phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi môi giới mại dâm không thường xuyên.
Đối với biện pháp xử lý hình sự. Thông thường, chỉ xử lý những người môi giới nhiều lần, thường xuyên, đối với những người môi giới không thường xuyên sẽ xử lý hành chính như trên. Điều 328, Bộ luật hình sự 2015 quy định về “Tội môi giới mại dâm”. Hình phạt tại khung cơ bản là phạt tù từ 6 đến 3 năm. Tại khung tăng nặng, tội phạm còn có thể bị phạt tù đến 7 năm hoặc 15 năm tùy từng mức độ. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng.
3. Chứa chấp mại dâm
Chứa mại dâm là những hành vi tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạt động mua bán mại dâm như việc sử dụng, cho thuê, cho mướn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua, bán dâm hoặc bố trí gái mại dâm, bố trí người canh gác, bảo vệ… Hành vi này bị xử lý cả hành chính hoặc hình sự.
Về hành chính. Điều 24 khoản 1 phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng cho hành vi cung cấp địa điểm cho hoạt động mua, bán dâm. Các khoản tiếp theo còn xử phạt đối với hành vi “che dấu, bảo kê” việc mua, bán dâm.
Về hình sự. “Tội chứa mại dâm” được quy định tại điều 327 Bộ luật hình sự năm 2015 với khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ 1 đến 5 năm. Tại các khung tăng nặng, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 5-10 năm hoặc thậm chí là 15-20 năm tù. Hình phạt bổ sung được áp dụng đối với tội phạm có thể là phạt tiền, quản chế hoặc tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản.
∗ Kết luận, các hoạt động liên quan đến nghề mại dâm hiện nay vẫn bị xử lý theo pháp luật hành chính hoặc hình sự. Người hành nghề mại dâm cũng như những người khác hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động mua, bán dâm đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thanks for watching!