Câu hỏi: Chào luật sư, em có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn: Em có cho bạn em mượn 150 triệu cách đây 3 năm, có làm giấy viết tay có dấu lăn tay. Người đó cứ hẹn không trả, vậy cho em hỏi em có thể kiện người đó được không nếu người đó không đứng tên tài sản trong gia đình mà mẹ người đó đứng tên thì có đòi lại tiền được không? Trả lời: Chào bạn, Cám ơn bạn…
Câu hỏi:
Chào luật sư, em có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn: Em có cho bạn em mượn 150 triệu cách đây 3 năm, có làm giấy viết tay có dấu lăn tay. Người đó cứ hẹn không trả, vậy cho em hỏi em có thể kiện người đó được không nếu người đó không đứng tên tài sản trong gia đình mà mẹ người đó đứng tên thì có đòi lại tiền được không?
Trả lời:
Chào bạn,
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Newvision Law. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm của mình tư vấn ly hôn cho bạn như sau:
Theo như nội dung bạn trình bày, bạn của bạn có mượn 150 triệu, bạn yêu cầu trả nhưng không trả và liệu tài sản mà mẹ người đó đứng tên có được kê biên để trả nợ cho bạn hay không.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:
Điều 463 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Điều 466 BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
-Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
-Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay nếu được bên cho vay đồng ý.
-Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi theo quy định tại Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015.
Khi bạn cho vay, có đầy đủ căn cứ chứng minh số tiền vay, nếu quá hạn mà người vay không trả, bạn hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện, kiện đòi tài sản cho mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Mặt khác, nếu bạn xác định tài sản đứng tên trong gia đình của người vay không có, bạn cần xem xét như sau:
Thứ nhất: Nếu cá nhân vay đủ 18 tuổi, có tài sản riêng, giao dịch vay tài sản riêng với bạn thì bạn không có quyền yêu cầu trả nợ bằng tài sản của mẹ người vay.
Thứ hai: Nếu như cá nhân đó chưa đủ 18 và chưa có tài sản hoặc giao dịch về lợi ích chung cho cả hộ gia đình bạn mới có quyền yêu cầu thanh toán bằng tài sản mà mẹ người vay đứng tên.
Còn với trường hợp bạn cố tình lấy tài sản của người thân người vay nợ, bạn có thể phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản theo điều 135 Bộ luật hình sự.