Câu hỏi: Xin chào Luật sư, trước đây tôi có đăng ký sáng chế cho sản phẩm máy xay sinh tố của mình và đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế, nhưng trong thời gian gần đây, tôi phát hiện có người tự ý sử dụng trái phép sáng chế của tôi vào mục đích trục lợi cá nhân. Vậy tôi phải xử lý trường hợp này như thế nào, rất mong luật sư tư vấn? Chào bạn, rất cảm ơn…
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, trước đây tôi có đăng ký sáng chế cho sản phẩm máy xay sinh tố của mình và đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế, nhưng trong thời gian gần đây, tôi phát hiện có người tự ý sử dụng trái phép sáng chế của tôi vào mục đích trục lợi cá nhân. Vậy tôi phải xử lý trường hợp này như thế nào, rất mong luật sư tư vấn?
Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật Newvision LawFirm,chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định về việc giải quyết tranh chấp khi bị xâm phạm quyền sáng chế. Khi có cơ sở chứng mình sáng chế được bảo hộ đang bị xâm hại, chủ sỡ hữu sáng chế sẽ được pháp luật bảo đảm quyền lợi của mình theo quy định tại điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có nêu rõ:
- Áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm,phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
- Khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Biện pháp dân sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 và khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự tranh chấp sáng chế vì mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Kháng cáo bản án sơ thẩm đối với tranh chấp về sáng chế (nếu có) được giải quyết theo trình tự chung dành cho các kháng cáo các bản án dân sự được giải quyết bởi Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao.
Mời các bạn tham khảo : Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Khi muốn khởi kiện dân sự, bạn có quyền cầu Tòa án có thẩm quyền buộc bị đơn chấm dứt hành vi vi phạm; xin lỗi và cải chính công khai; tiêu hủy hàng hòa vi phạm bản quyền và bồi thường thiệt hại mà bạn phải chịu. Ngoài ra, khi khởi kiện và trong thời gian tòa thụ lý giải quyết tranh chấp, bạn có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp cần thiết.
Biện pháp hành chính
Bạn có thể tìm đến các cơ quan hành chính có quyền “xử lý xâm phạm quyền” sở hữu công nghiệp như: Cục quản lý thị trường, công an kinh tế… Tuy vậy, chỉ có thanh tra khoa học Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm bản quyền sáng chế. Vì việc xử lý hành vi xâm phạm bản quyền sáng chế là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải có trình độ pháp lý và kiến thức chuyên sâu nhất định.
Bạn có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện nộp “Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm” cho cơ quan Thanh tra Khoa học Công nghệ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, Thanh tra Khoa học và Công nghệ cần tiến hành xem xét đơn yêu cầu xử lý xâm phạm và các chứng cứ kèm theo. Nếu đơn đáp ứng yêu cầu, Cơ quan Thanh tra thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm về dự định thời gian, thủ tục và biện pháp xử lý. Chủ thể quyền có thể được yêu cầu hợp tác, hỗ trợ trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm. Trong quá trình xem xét xử lý đơn, Thanh tra Khoa học Công nghệ có thể yêu cầu bên bị cho là vi phạm cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình; yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến chuyên môn hoặc hoặc trưng cầu giám định để xác định yếu tố vi phạm.
Biện pháp hành chính đang là sự lựa chọn ưu tiên nhất vì với biện pháp này bạn có thể nhanh chóng đạt được mục đích là buộc bên bị cáo buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.