Ngày 12/06/2018 Luật an ninh mạng đã được Quốc hội khóa XIV thông qua và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Luật này quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm, một số hành vi tiêu biểu bao gồm: – Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân…
Ngày 12/06/2018 Luật an ninh mạng đã được Quốc hội khóa XIV thông qua và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Luật này quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm, một số hành vi tiêu biểu bao gồm:
– Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;….
– Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị cấm.
– Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng,…
– Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng, bao gồm việc “Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự”.
– Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác…
Ngoài ra Luật an ninh mạng này cũng quy định về việc các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam khi:
– Cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động: Thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
– Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động liên quan đến lĩnh vực nêu trên phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Trước điều Luật đặt ra tại Luật an ninh mạng liệu 2 ông lớn Google và Facebook có rút khỏi thị trường tiềm năng Việt Nam?
Theo thống kê thì hiện tại ở Viêt Nam có khoảng 64 triệu người sử dụng internet và có đến khoảng 58 triệu người dung Facebook (đây là số liệu báo cáo tương đối)
Việt Nam là 1 nước đang phát triển và dần đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa có số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều. Vì là kinh tế hội nhập chính vì thế Việt Nam là 1 trong những nước có tỷ lệ người dùng mạng xã hội và internet cao để kinh doanh, điều này góp phần tạo những khoản lợi nhuận khổng lồ cho 2 ông lớn Google và Facebook
Theo khảo sát thì năm 2015, doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam của Facebook là 3.000 tỉ đồng, tiếp đó là Google có doanh thu 2.200 tỉ đồng; phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp Việt. Việc không phải đầu tư mất gì nhiều, cũng như không phải thực hiện nghĩa vụ thuế (10% thuế nhà thầu lại do các đại lí đóng thay) mà lợi nhuận lại cao thì Google và Facebook khó có thể dễ dàng từ bỏ thị phần phần tiềm năng này.
Luật an ninh mạng ra đời vừa qua khiến cho người dùng và các doanh nghiệp Việt Nam lo sợ rằng 2 ông lớn này sẽ rút khỏi Việt Nam vì một số yêu cầu của bộ Luật này. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của người dùng khi đã quá quen thuộc với các dịch vụ của Google và Facebook cung cấp. Việc Facebook và Google có thực sự từ bỏ thị trường Việt Nam hay không thì cần phải chờ 2 ông lớn này có nhận định cụ thể về vấn đề này.
Hiện tại, việc áp dụng Luật an ninh mạng là vô cùng cần thiết tại Việt Nam, bởi những thông tin giả mạo, sai lệch gây hoang mang dư luận, hành vi lừa đảo người tiêu dùng, xúc phạm lãnh đạo, chống phá Nhà nước,… gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng quản lý cũng như ảnh hưởng không tốt đến phát triển chung của đất nước. Luật an minh mạng ra đời nhằm để các cơ quan quản lý có thể kiểm soát các dịch vụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam, đóng góp trong việc đảm bảo an ninh mạng quốc gia.
Nhưng cũng cần phải xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thật kỹ để hoàn thiện Bộ Luật này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam cũng như nhu cầu sử dụng của người dân nhưng cũng phải đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng của quốc gia
Mọi vấn đề thắc mắc về pháp luật liên hệ tổng đài 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ và tư vấn chi tiết