CÂU HỎI: Xin chào Luật Sư ! Hiện tại em có một số giấy nhận nợ và em muốn đầu tư kinh doanh thì liệu em có thể góp vốn kinh doanh bằng giấy nhận nợ có được không ? Điều này có phạm pháp gì không Luật sư? Mong Luật sư tư vấn cho em về vấn đề này LUẬT SƯ TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc vấn đề về góp vốn bằng giấy ghi nợ tới công ty Luật Newvision…
CÂU HỎI: Xin chào Luật Sư ! Hiện tại em có một số giấy nhận nợ và em muốn đầu tư kinh doanh thì liệu em có thể góp vốn kinh doanh bằng giấy nhận nợ có được không ? Điều này có phạm pháp gì không Luật sư? Mong Luật sư tư vấn cho em về vấn đề này
LUẬT SƯ TRẢ LỜI:
Cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc vấn đề về góp vốn bằng giấy ghi nợ tới công ty Luật Newvision Law. Đại diện công ty, L.sư Nguyễn Văn Tuấn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên như sau:
Theo quy định của pháp luật thì giấy nhận nợ được xem như là một tài sản, cụ thể là quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 “Tài sản là vật chất, tiền tài, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Mặt khác, tại khoản 13 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định “Góp vốn là đóng góp tài sản tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”.
Khi thành lập công ty việc góp vốn bằng giấy nhận nợ điều đó chứng tổ rằng bạn đã được các thành viên trong công ty xác nhận theo nguyên tắc thẩm định số tài sản đó hoặc do một tổ chức thẩm định giá uy tin. Trường hợp tổ chức thẩm định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa phần các thành viên, cổ đông đồng ý
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực ngay tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông cùng liên đới góp thêm bằng tỷ lệ chênh lệch giữa các giá trị được định giá và các giá trị thực của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới có trách nhiệm đối với những thiệt hại do cố ý định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế.” (khoản 2 Điều 37 Luật Doanh Nghiệp 2014).
Nếu tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động “chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty tnhh và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty CP và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ đầu tư, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty tnhh và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới đóng góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn khi kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn so với giá trị thực tế.”(khoản 3 Điều 37 Luật Doanh Nghiệp 2014).
Khi các thành viên đã thỏa thuận chấp nhận giấy nhận nợ cũng là một phần vốn góp, các bên có trách nhiệm phải biết rằng góp vốn bằng giấy nhận nợ thì sẽ có những rủi ro vướng phải,có thể đòi được nhưng cũng có thể không đòi được nợ. Do vậy, khi đã góp vốn bằng giấy nhận nợ tuân thủ đúng luật pháp thì giữa các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp mà các thành viên đã định giá tại thời điểm định giá.