Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, điều hết sức cần thiết lúc này là cần phải xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp cho hàng hóa của mình. Dưới đây, NewvisionLaw sẽ chỉ ra những vai trò quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp. Vai trò của thương…
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, điều hết sức cần thiết lúc này là cần phải xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp cho hàng hóa của mình. Dưới đây, NewvisionLaw sẽ chỉ ra những vai trò quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp.
Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp được thể hiện ở những khía cạnh sau:
– Một là: thương hiệu giúp nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh.
Thông qua thương hiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Khi hàng hóa càng phong phú, đa dạng thì chức năng phân biệt càng trở nên quan trọng; thương hiệu càng mạnh thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. Cũng lưu ý, để bảo vệ thương hiệu của mình khỏi những hành vi xâm phạm hay cạnh tranh không đáng có thì chủ sở hữu nên làm thủ tục đăng ký thương hiệu với theo hình thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để được pháp luật công nhận và cấp Văn bằng bảo hộ.
– Hai là: thương hiệu có vai trò thông tin và chỉ dẫn
Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ: thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng và công dụng của hàng hóa. Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng …cũng phần nào được thể hiện qua thương hiệu.
– Ba là: thương hiệu tạo sự cảm nhận và tin cậy cho khách hàng và đối tác
Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn mà thương hiệu đó mang lại nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của thương hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu, và sự trải nghiệm của người tiêu dùng. Một thương hiệu có đẳng cấp, đã được chấp nhận sẽ tạo ra một sự tin cậy, cam kết đối với khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu và dịch vụ đó.
– Bốn là: thương hiệu là một tài sản quan trọng của doanh nghiệp, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập vào thị trường hơn. Lợi nhuận và tiềm năng mà doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của thương hiệu.
– Năm là: thương hiệu giúp thu hút đầu tư
Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng.
– Sáu là: thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và xã hội.
Thương hiệu được hiểu bao gồm một số đối tượng sở hữu công nghiệp như tên thương mại, nhãn hiệu.. Sau khi những đối tượng này được nhà nước bảo hộ bằng các quy định của pháp luật chủ sở hữu hợp pháp tức là doanh nghiệp được khai thác mọi lợi ích từ thương hiệu cũng như có quyền không cho phép người khác sử dụng thương hiệu của mình. Thương hiệu được nhà nước bảo hộ cũng giúp ngăn ngừa các sản phẩm hàng nhái, hàng giả trên thị trường, khuyến khích tâm lý tiêu dùng hàng có uy tín, thỏa mãn sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.
Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần định giá đúng thương hiệu của mình và có những chiến lược phù hợp để đầu tư xây dựng và phát triển có hiệu quả thương hiệu của mình
>>>Xem thêm: Mua bán thương hiệu: ”Mật ngọt hay trái đắng“