Dưới đây là 7+ trường hợp căn cứ không khởi tố vụ án hình sự nhằm hạn chế việc khởi tố vụ án hình sự thiếu chính xác, không đúng căn cứ pháp luật, tạo thuận lợi cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng và thống nhất, Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 kế thừa bảy căn cứ của BLTTHS năm 2003 và bổ sung thêm một căn cứ không khởi tố vụ án hình sự cụ thể như sau:…
Dưới đây là 7+ trường hợp căn cứ không khởi tố vụ án hình sự nhằm hạn chế việc khởi tố vụ án hình sự thiếu chính xác, không đúng căn cứ pháp luật, tạo thuận lợi cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng và thống nhất, Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 kế thừa bảy căn cứ của BLTTHS năm 2003 và bổ sung thêm một căn cứ không khởi tố vụ án hình sự cụ thể như sau:
1. Không có sự việc phạm tội
Không có sự việc phạm tội là không có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào xảy ra trên thực tế. Như vậy khi xác định không có sự việc phạm tội thì không được khởi tố vụ án hình sự.
Thông thường có hai trường hợp xác định không có sự việc phạm tội:
+) Trường hợp thứ nhất có sự việc xảy ra trong thực tế nhưng không phải do hành vi nguyên hiểm cho xã hội gây ra thì không phải là sự việc phạm tội
+) Trường hợp thứ hai là không có sự việc nào xảy ra mà chỉ là do nguồn tin thất thiệt có tính chất vu khống, giả tạo.
2. Hành vi không cấu thành tội phạm :
Khác với trường hợp không có sự kiện phạm tội, trường hợp này có người thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi của họ không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Hành vi không cấu thành tội phạm có thể là:
Hành vi thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm. Pháp luật hình sự Việt Nam quy định có bốn yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, mặt khách thể và mặt chủ thể. Do đó, nếu thiếu một trong bốn yếu tố trên thì hành vi phạm tội sẽ không đủ yếu tố cấu thành tội phạm
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự :
Đến một độ tuổi nhất định thì con người mới có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mới điều khiển được hành vi của mình
Chính vì vậy chỉ đến một độ tuổi nhất định theo pháp luật quy định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi nguy hiểm cho xã hội.
4. Người mà hành vi của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật :
Khi Tòa án đã ra bản án hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án đối với một sự việc nào đó có nghĩa là sự việc đó đã được giải quyết và không ai có quyền khởi tố lại sự việc đã được giải quyết.
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự :
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự ( Khoản 1 Điều 27 BLHS 2015). Tuy nhiên, việc hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự này không phải do người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
– 05 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng.
– 10năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
– 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
– 20 năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
6. Tội phạm được đại xá :
Đại xá được coi là một biện pháp khoan hồng đặc biệt của Nhà nước, do Quốc hội quyết định nhằm tha hoàn toàn đối với một số loại tội phạm và một số người phạm tội nhất định
Do đó, khi một người đã thực hiện hành vi phạm tội, nhưng trước khi bị khởi tố, tội phạm đó đã được đại xá thì xem là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác :
Khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ sẽ không còn ý nghĩa nữa
8. Không có yêu cầu của người bị hại :
Các tội danh được quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141,143, 155,226 của Bộ luật hình sự năm 2015 mà bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ không có yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền cũng coi đây là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.