Câu hỏi Dạ thưa chú, ba mẹ con hiện đã ly hôn. Nhưng lý do ly hôn của ba mẹ con rất kì quặc. Ba con có 1 căn nhà lớn tại trung tâm,có tài sản kha khá và hiện đã lớn tuổi. Khi ly hôn ba bắt mẹ kí cam kết sẽ ko hưởng 1 cái gì hay đc chia 1 cái gì. Với lời kí đó, ba con hứa sẽ di chúc quyền hưởng tải sản toàn bộ của ba cho hai chị…
Câu hỏi
Dạ thưa chú, ba mẹ con hiện đã ly hôn. Nhưng lý do ly hôn của ba mẹ con rất kì quặc. Ba con có 1 căn nhà lớn tại trung tâm,có tài sản kha khá và hiện đã lớn tuổi. Khi ly hôn ba bắt mẹ kí cam kết sẽ ko hưởng 1 cái gì hay đc chia 1 cái gì. Với lời kí đó, ba con hứa sẽ di chúc quyền hưởng tải sản toàn bộ của ba cho hai chị em con( lúc đó con đã >18 và em gái con 15tuoi) . Nói chung mẹ con ra đi trắng tay sau hơn 20 năm làm ng vợ Tào Khang chung sống. Khi con hỏi tại sao ba làm vậy, ba con giải thích là sợ chị em con mất quyền thừa hưởng, nói thẳng ra là sợ bà ngoại con cướp mất (ông bà nội con đều mất lâu từ trc).
Con ko hiểu nổi chỗ đó. Theo luật pháp thì bà ngoại con đâu có quyền hạn gì trong chuyện này. Nếu đúng theo luật thừa hưởng khi ba mẹ con ly hôn thì thứ tự thừa hưởng thế nào ạ thưa chú.
Luật sư tư vấn
Cháu thân mến, Sau khi nghiên cứu câu hỏi của cháu, Công ty Luật NewVision xin tư vấn ly hôn nhanh vụ việc của bố mẹ cháu dựa trên Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ dân sự năm 2015 để trả lời như sau:
Thứ nhất,về cam kết giữa ba mẹ cháu là giao dịch dân sự , theo như cháu chia sẻ thì là do ba cháu ép mẹ cháu kí vào bản cam kết,
a,theo điều 117 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự:
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Vì giao dịch dân sự không có hiệu lực nên mẹ cháu hoàn toàn có thể quay lại yêu cầu chia tài sản theo quy định của pháp luật.
Thứ hai,khi phân chia tài sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của chồng và vợ vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình sẽ được coi như một lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Khi mẹ cháu đã nhận được tài sau khi được phân chia thì đối với tài sản này mẹ cháu có quyền tặng cho, di chúc lại theo quy định của bộ luật dân sự mà bà ngoại cháu không có quyền can thiệp.
Chỉ khi mẹ cháu mất trước bà ngoại cháu thì tài sản do mẹ cháu để lại sẽ có phần để lại cho bà ngoại theo quy định pháp luật về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:“Con vẫn chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động”
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng :
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh tại Hà Nội