Gần đây những đối tượng cướp, cướp giật tài sản rất manh động, chúng không chỉ cướp ở ngoài đường, trong cửa hàng mà thậm chí còn trong ngân hàng, nơi luôn có bảo vệ hoặc công an bảo đảm an toàn trật tự. Xem thêm: Xe ôm công nghệ “con mồi” ngon của các đối tượng trộm cướp tài sản Theo đưa tin của Báo VN Express ngày 7/11/2017: Thấy cô gái đang giao dịch ở ngân hàng, Thành xông đến cướp túi tiền có…
Gần đây những đối tượng cướp, cướp giật tài sản rất manh động, chúng không chỉ cướp ở ngoài đường, trong cửa hàng mà thậm chí còn trong ngân hàng, nơi luôn có bảo vệ hoặc công an bảo đảm an toàn trật tự.
Theo đưa tin của Báo VN Express ngày 7/11/2017:
Thấy cô gái đang giao dịch ở ngân hàng, Thành xông đến cướp túi tiền có 200 triệu đồng.
Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội đang tạm giữ Nguyễn Văn Thành (32 tuổi, xã Đông Phương Yên) để điều tra hành vi cướp giật tài sản.
Chiều 6/11, nghe tiếng tri hô của cô gái trước cửa phòng giao dịch ngân hàng ở huyện Chương Mỹ, một số công an lập tức đuổi theo nghi phạm đang phóng xe máy.
Sau khoảng vài trăm mét, cảnh sát đã bắt được kẻ này, xác định là Thành. 200 triệu đồng tang vật được thu hồi.
Thành khai thấy cô gái đang làm thủ tục tại quầy giao dịch nên xông vào cướp túi tiền.
Theo nhà chức trách, Thành nghiện ma túy và không nghề nghiệp.
Sau đây hãy cùng Luật sư TGS tìm hiểu về trách nhiệm hình sự của Thành khi thực hiện hành vi này.
Hành vi của Thành đã có cấu thành Tội cướp giật tài sản theo quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
“Điều 137. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.”
Thành đã chiếm đoạt tài sản trị giá 200 triệu đồng nên Thành đã thực hiện hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 3 Điều 136, do đó sẽ bị xử phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Cơ quan chức năng phát hiện Thành là người nghiện ma túy. Nếu trong trường hợp Thành thực hiện hành vi phạm tội đang trong trạng thái “phê thuốc” – say chất kích thích đi chăng nữa thì Thành cũng không được miễn trách nhiệm hình sự về hành vi mà mình đã thực hiện. Vì theo quy định của Bộ luật hình sự:
“Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Hãy cùng TGS nắm bắt và phân tích các sự kiện hình sự mới nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ theo hotline 1900 6110 để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!