Hiện nay, nhiều trang web và các trang mạng xã hội về mua bán tiền giả đã được lập lên và hoạt động Với những chiêu trò lừa đảo, lời lẽ hứa hẹn “mua 8 triệu tiền giả chỉ với giá 01 triệu tiền thật”, “giống tiền thật 99%”, “giao dịch mua bán không cần đặt cọc”, “đảm bảo bí mật cho khách hàng” đã đánh vào lòng tham của những người dân Không ít người vì thiếu hiểu biết và bị lòng tham che…
Hiện nay, nhiều trang web và các trang mạng xã hội về mua bán tiền giả đã được lập lên và hoạt động
Với những chiêu trò lừa đảo, lời lẽ hứa hẹn “mua 8 triệu tiền giả chỉ với giá 01 triệu tiền thật”, “giống tiền thật 99%”, “giao dịch mua bán không cần đặt cọc”, “đảm bảo bí mật cho khách hàng” đã đánh vào lòng tham của những người dân
Không ít người vì thiếu hiểu biết và bị lòng tham che mắt đã đặt mua tiền giả tại những trang web này. Rất nhiều trường hợp người dân bị lừa đảo, mất tiền do đặt mua tiền giả nhưng cũng đành chấp nhận, không dám đến cơ quan công an trình báo.
Ảnh minh họa – Internet
Trong một bộ phận người dân vẫn có những nhận thức rằng việc mình mua tiền giả là không phạm pháp. Tuy nhiên, cần nhận thức về pháp luật một cách đầy đủ. Hiện nay, tại Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định:
“1. Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước đối với việc làm, vận chuyển, lưu hành tiền.
2. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội này bao gồm 4 hành vi:
– Hành vi làm tiền giả: người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ một quy dình làm tiền giả hoặc một công đoạn trong quá trình đó.
– Hành vi tàng trữ tiền giả: là hành vi cất giữ tiền giả tại nhà, nơi ở, hay một nơi nào đó.
– Hành vi vận chuyển tiền giả: là hành vi di chuyển, dịch chuyển tiền giả từ địa điểm này sang địa điểm khác.
– Hành vi lưu hành tiền giả; là hành vi mua đi, bán lại tiền giả dưới hình thức bất kỳ như mau bán dưới hình thức thông thường, trao đổi, thanh toán bằng tiền giả.
3. Mặt chủ quan:
Yếu tố lỗi trong tội này là lỗi cố ý.
4. Chủ thể
Với tội làm, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả, chủ thể của tội phạm là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào, có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên có thể là chủ thể của tội phạm này.
5. Hình phạt
Điều 207, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về hình phạt. Theo đó, có 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung như sau:
– Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, áp dụng khi có hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Khung hình phạt này áp dụng với hành vi làm, lưu trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có giá trị tương ứng từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ ba: phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng trong trường hợp tiền giả có giá trị tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên.
– Khung hình phạt giảm nhẹ: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, áp dụng với trường hợp chuẩn bị phạm tội.
– Khung hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”
Có thể thấy, trái với suy nghĩ của một bộ phận người dân là hành vi mua tiền giả của mình không phạm pháp. Hiện nay, nhà nước quy định và đưa ra khung hình phạt rất nghiêm với hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Chính vì vậy, người dân cần ý thức hơn với hành động của mình, tránh để kẻ xấu lợi dụng lòng tham chuộc lợi. Đồng thời, cần chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật để tránh tự mình rơi vào vòng lao lý.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 1900 8698 để được Luật sư phụ trách hỗ trợ giải đáp !
>>Mời xem thêm: Bị công an bắt – Khi nào nên im lặng, khi nào nên khai?