NEW! Miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đại biểu Quốc hội
Cập nhật 11/04/2018 09:39
“Ngày 10/4/2018, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội xét kháng cáo kêu oan của bà T.N trước cáo buộc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 700 người. Trước đó, bà C.T.T.N là Đại biểu Quốc hội khóa 13, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) bị bắt tạm giam, điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Câu hỏi đặt ra là…
“Ngày 10/4/2018, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội xét kháng cáo kêu oan của bà T.N trước cáo buộc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 700 người. Trước đó, bà C.T.T.N là Đại biểu Quốc hội khóa 13, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) bị bắt tạm giam, điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Câu hỏi đặt ra là việc khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người là Đại biểu Quốc hội có gì đặc biệt so với người khác hay không?”
Trả lời:
Đại biểu Quốc hội trong thời gian nhiệm kỳ có quyền miễn trừ theo quy định của pháp luật, do đó họ bị miễn trừ không bị truy cứu các trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế thì theo nguyên tắc công bằng của pháp luật, mọi người đều phải chịu trách nhiệm như nhau. Vì vậy, Đại biểu Quốc hội, dù có quyền miễn trừ nhưng vẫn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng quy trình, thủ tục bắt đầu có khác biệt nhất định so với người khác.
- Quyền miễn trừ của Đại biểu Quốc hội
Trước khi tìm hiểu về quy trình, thủ tục để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của Đại biểu Quốc hội, ta cần nắm được “quyền miễn trừ” mà pháp luật trao cho họ. Theo đó, tại điều 37, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định “Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội”. Như vây, đại biểu Quốc hội có quyền miễn trừ về trách nhiệm hình sự trừ khi Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội tước bỏ quyền này của đại biểu.
- Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đại biểu Quốc hội
Quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự được trao cho các đại biểu Quốc hội bởi họ là các đại diện được nhân dân bầu ra, nhằm đảm bảo cho họ có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, với nguyên tắc bình đằng của pháp luật thì các đại biểu Quốc hội cũng không tránh được các trách nhiệm trong hành vi vi phạm pháp luật của mình. Trước khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đại biểu, cần phải thông qua thủ tục sau đây.
-Để được thực hiện các biện pháp về bắt, giam, giữ khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội, trước tiên phải có đề nghị từ phía Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thẩm quyền phê chuẩn đề nghị trên thuộc về Quốc hội nếu Quốc hội đang trong thời gian họp hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội nếu không trong thời gian họp.
-Ngoài ra, trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà cần bắt giữ ngay thì cơ quan bắt giữ lập tức phải báo cáo với Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện các thủ tục nêu trên trước khi khởi tố.
Sau những thủ tục phê chuẩn của Quốc hội và UBTV Quốc hội, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đối với các đại biểu Quốc hội được tiến hành tương tự như đối với các đối tượng khác được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Kết luận: pháp luật Việt Nam quy định cho các đại biểu Quốc hội các quyền miễn trừ về hình sự. Tuy nhiên, không vì thế mà họ có thể lạm quyền, tự ý thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật bởi khi có quyết định của Quốc hội và UBTV Quốc hội thì Cơ quan điều tra có thể bắt, khởi tố và điều tra vụ án hình sự như bình thường.