Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ bao gồm tranh chấp về bản quyền tác giả, về sở hữu công nghiệp (bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý…). Đây là những tranh chấp dân sự. Vậy cùng xem nội dung cụ thể của các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ sau…
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ bao gồm tranh chấp về bản quyền tác giả, về sở hữu công nghiệp (bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý…). Đây là những tranh chấp dân sự.

Vậy cùng xem nội dung cụ thể của các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ sau đây:
1. Tranh chấp về quyền tác giả:
– Tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức nhằm xác định tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
– Tranh chấp giữa tác giả, đồng tác giả không phải là chủ sở hữu tác phẩm và chủ sở hữu tác phẩm về các quyền nhân thân, quyền tài sản của các chủ thể này;
– Tranh chấp về thừa kế quyền tác giả;
– Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sử dụng tác phẩm;
– Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả;
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm phái sinh (tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn);
– Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với những người có quyền kề cận (quyền liên quan đến quyền tác giả) là người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng;
– Tranh chấp giữa những tổ chức, cá nhân có quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm: người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng và những người khác có hành vi vi phạm quyền của họ;
– Tranh chấp giữa tác giả, đồng tác giả với những người có liên quan nhưng không phải là tác giả, bao gồm: người sưu tầm tài liệu cho tác giả, người cung cấp tài chính và phương tiện vật chất khác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp
– Tranh chấp nhằm xác định ai là tác giả, chủ sở hữu trí tuệ, người sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng khởi kiện cá nhân, tổ chức (trong đó bao gồm cả chủ sở hữu các đối tượng này) xâm phạm quyền tác giả của mình;
– Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, tên thương mại, bí mật kinh doanh; người có quyền sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý có khởi kiện cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình;
– Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp khởi kiện người sử dụng trước các đối tượng sở hữu công nghiệp này trong trường hợp người sử dụng trước chuyển giao quyền sử dụng cho người khác hoặc mở rộng khối lượng, phạm vi so với ngày công bố trong đơn;
– Cá nhân, tổ chức khởi kiện cá nhân, tổ chức khác cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo, quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ của mình;
– Tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp;
– Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (còn gọi là hợp đồng li-xăng);
– Tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
– Tranh chấp về quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Bằng độc quyền hoặc Giấy chứng nhận);
– Tranh chấp về việc trả thù lao và các khoản phí khác giữa Cục sở hữu trí tuệ và các chủ thể khác.
Trên đây là các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, huy vọng phần nào đó giúp bạn đọc có thêm kiến thức để áp dụng vào thực tiễn. Mọi vấn đề thắc mắc về vấn đề này nói riêng và pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung liên hệ tổng đài 1900 8698 để được Luật sư chuyên môn hỗ trợ, tư vấn chi tiết