CÂU HỎI Xin hỏi Luật sư một vấn đề liên quan đến di chúc. Vợ chồng tôi hiện tại có 2 đứa con trai và giờ chúng tôi đang sống với con út còn con cả sống trong Nam. Gần đây vì tuổi cao sức yếu lên vợ chồng tôi quyết định lập di chúc để lại tài sản cho các con. Nhưng vợ tôi lại không biết chữ nên tôi muốn hỏi Luật sư là dù vợ tôi không biết chữ thì tôi cũng…
CÂU HỎI
Xin hỏi Luật sư một vấn đề liên quan đến di chúc. Vợ chồng tôi hiện tại có 2 đứa con trai và giờ chúng tôi đang sống với con út còn con cả sống trong Nam. Gần đây vì tuổi cao sức yếu lên vợ chồng tôi quyết định lập di chúc để lại tài sản cho các con. Nhưng vợ tôi lại không biết chữ nên tôi muốn hỏi Luật sư là dù vợ tôi không biết chữ thì tôi cũng có thể lập di chúc chung để lại cho các con tôi chứ
Trần Ngọc Hải – Kiến Xương, Thái Bình
LUẬT SƯ TRẢ LỜI
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Luật sư Tuấn để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. Thay mặt công ty Luật Newvision Luật sư Tuấn sẽ tư vấn trả lời câu hỏi về trường hợp của bạn như sau
Theo Điều 624 Bộ luật dân sư 2015 thì Di chúc được hiểu là: “sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình có cho những người khác sau khi chết”. Một bản di chúc được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng được các điều kiện sau đây: “a) Người lập di chúc phải có tinh thần minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không được vi phạm vào điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật”
Theo khoản 3 điều 631 của bộ luật dân sự năm 2015 thì “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc những người không biết chữ sẽ được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”
Như vậy, để định đoạt tài sản của mình, hai ông bà có thể lập di chúc bằng những cách sau đây:
Thứ nhất, ông Hải có thể thay vợ viết bản di chúc chung nhưng “phải có ít nhất là hai người làm chứng cho ông Hải. Người lập di chúc là vợ ông Hải dù không biết chữ thì cũng phải điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký hay điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”. Pháp luật cho phép mọi nguời đều có thể làm nhân chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau: “1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có cha mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; 3. Người có quyền, nghĩa vụ có liên quan tới nội dung di chúc.”. (khoản 1,2,3 Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015). Và ông Hải mang bản di chúc đã có đủ chữ ký của ông Hải cũng như điểm chỉ của bà Mai; xác nhận và chữ ký của những người làm chứng tới các cơ quan để công chứng hoặc Ủy ban nd xã để được Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Ủy ban nd xã công chứng hoặc chứng thực vào bản di chúc.
Thứ hai, ông Hải và bà Mai cũng có thể lập di chúc tại tổ chức tiến hành công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tuân theo thủ tục sau: Việc lập di chúc tại tổ chức tiến hành công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
“1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung đã có trong bản di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nd cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nd cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc tuyên bố. Người lập di chúc sẽ phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc được ghi chép một cách chính xác và thể hiện đúng nguyện vọng của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nd cấp xã ký vào bản di chúc. 2. Nếu người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng ký, điểm chỉ và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nd cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nd cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng”
Ngoài ra, Người lập di chúc cũng có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật dân sự 2015 (Điều 639).