Câu hỏi: Xin chào luật sư, theo như thông tin tôi biết thì năm nay cả nước sẽ không bắn pháo hoa dịp giao thừa để lấy tiền ủng hộ đồng bào miền Trung. Do đó, tôi muốn mua một ít pháo để giao thừa tự đốt cho có không khí tết nhưng lại sợ vi phạm pháp luật. Vậy luật sư cho tôi hỏi cá nhân được phép sử dụng những loại pháp nào vào đêm giao thừa? Xin cảm ơn! Trả lời: Chào…
Câu hỏi:
Xin chào luật sư, theo như thông tin tôi biết thì năm nay cả nước sẽ không bắn pháo hoa dịp giao thừa để lấy tiền ủng hộ đồng bào miền Trung. Do đó, tôi muốn mua một ít pháo để giao thừa tự đốt cho có không khí tết nhưng lại sợ vi phạm pháp luật. Vậy luật sư cho tôi hỏi cá nhân được phép sử dụng những loại pháp nào vào đêm giao thừa? Xin cảm ơn!
Được đốt pháo gì trong đêm giao thừa?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Newvision của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Chỉ thị số 406-TTg ngày 8/8/1994 của Thủ tướng về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo (còn hiệu lực thi hành) quy định: “Kể từ ngày 1/1/1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa)”.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009, Chính phủ đã quy định cụ thể hơn về quản lý, sử dụng pháo thì các loại pháo sau đây được phép sử dụng:
- Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng cho phép.
- Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
- Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
- Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ”.
Tuy nhiên đối tượng được áp dụng Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo không phải là mọi cá nhân, tổ chức mà nó chỉ được áp dụng cho những đối tượng tại Điều 2 như sau: “Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu, tàng trữ và sử dụng các loại pháo, thuốc pháo”.
Bên cạnh đó, theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì các loại pháo thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh.
Như vậy, cá nhân không thuộc đối tượng tại Điều 2 Nghị định 36/2009/NĐ-CP nêu trên thì không được phép tàng trữ, mua bán, sử dụng,… các loại pháo. Nếu có hành vi sử dụng, người sử dụng, tuỳ mức đô có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng pháo trái phép, điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép…
Nếu người đốt pháo gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác còn có thể bị truy cứu về tội danh tương ứng với hậu quả do hành vi đốt pháo gây ra.