Mấy ngày qua sự việc tài xế bỏ rơi sản phụ trong lúc có dấu hiệu chuyển dạ sinh con tại Bình Phước đã gây nhiều sự phẫn nộ với người Dân, vậy trách nhiệm pháp lý với sự việc trên như thế nào khi hậu quả thai nhi trong bụng sau khi sinh ra tử vong? Sự việc xảy ra vào khoảng 6h sáng ngày 17/8, chị Vy Thị Yến có dấu hiệu trở dạ sinh con. Vợ chồng chị Yến đã thuê xe…
Mấy ngày qua sự việc tài xế bỏ rơi sản phụ trong lúc có dấu hiệu chuyển dạ sinh con tại Bình Phước đã gây nhiều sự phẫn nộ với người Dân, vậy trách nhiệm pháp lý với sự việc trên như thế nào khi hậu quả thai nhi trong bụng sau khi sinh ra tử vong?
Sự việc xảy ra vào khoảng 6h sáng ngày 17/8, chị Vy Thị Yến có dấu hiệu trở dạ sinh con. Vợ chồng chị Yến đã thuê xe ô tô chạy dịch vụ chở đến Trạm Y tế xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng để thăm khám. Do sức khỏe sản phụ và thai nhi yếu, bác sĩ đã yêu cầu gia đình chuyển viện lên tuyến trên. Vợ chồng chị Yến tiếp tục đi xe dịch vụ này để lên bệnh viện tuyến trên. Trên đường di chuyển từ Trạm Y tế đến bệnh viện tuyến trên, chị Yến có dấu hiệu chuyển dạ sinh con. Thấy vậy, tài xế yêu cầu vợ chồng chị Yến xuống xe. Sau đó, tài xế này trải 1 tấm bạt cho chị Yến nằm ở lề đường rồi bỏ đi.
Tại đây, chị Yến đã sinh cháu trai. Đến khoảng 7h sáng cùng ngày gia đình mới thuê được ô tô khác để đưa 2 mẹ con bệnh viện. Do sức khỏe quá yếu, bé đã tử vong trên đường đến bệnh viện. Hiện gia đình đã đưa thi hài cháu về an táng. Sức khỏe chị Yến đã tạm ổn định nhưng vẫn đang phải điều trị, theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Theo ý kiến của Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Newvision Law (Đoàn luật sư Hà Nội).
Sự việc xảy ra ở Bình Phước, khi lái xe bỏ rơi sản phụ đang có dấu hiệu chuyển dạ sinh non dẫn đến cháu bé sinh ra sau đó tử vong. Hành vi này của người lái xe có thể do nhận thức lạc hậu về những “kiêng kị” khi có người sinh trên xe. Hành vi đó đã dấy lên sự phẫn nộ từ dư luận xã hội về thái độ vô cảm khi bỏ rơi sản phụ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Rõ ràng dưới góc nhìn đạo đức xã hội, đây là hành vi nhẫn tâm đáng lên án, tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm hơn cả là trách nhiệm về pháp luật sẽ xử lý với người lái xe như thế nào?
Vụ việc xảy ra có dấu hiệu giống hành vi cấu thành tội “Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” tại Điều 132 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý đặt ra hậu quả tử vong là đứa bé chứ không phải sản phụ, mà người bị bỏ lại là sản phụ chứ không phải đứa bé. Trong tình huống này người tài xế không thể biết hoặc chứng kiến đứa bé đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng vì khi đó cháu bé chưa được sinh ra nên không thể áp dụng quy định này để xử lý hình sự đối với tài xế, còn thai nhi thì chưa được pháp luật cộng nhận là “con người”. Hậu quả xảy ra là đứa bé bị chết nhưng sản phụ chỉ bị kiệt sức sau sinh và hiện tại sức khỏe tạm ổn hậu quả tử vong là không xảy ra.
Như vậy, mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả không thỏa mãn cấu thành tội phạm, người bị bỏ rơi trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không thiệt mạng mà là người khác. Mặc dù ai cũng hiểu được là nếu được đưa đi bệnh viện thì hậu quả đứa trẻ bị chết có thể không xảy ra. Tuy nhiên, khi xem xét trách nhiệm hình sự không thể cảm tính mà phải thõa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm trong đó cần đặc biệt xem xét mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Như vậy, đây có lẽ là một khoảng trống pháp lý để xem xét trách nhiệm của tài xế vì không dự liệu được tình huống rằng không đưa sản phụ đến bệnh viện thì có thể dẫn đến đứa bé sinh ra bị chết.
Được biết, trong lúc gia đình sản phụ đang lo hậu sự cho cháu thì gia đình tài xế cũng đã chuyển 50 triệu để xử lý hậu quả do khi đó vì nhận thức lạc hậu mà tài xế đã có hành động như vậy.
Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Với vụ việc trên đây cũng được xem là một bài học trước sự “vô cảm” của một số thành phần trong xã hội, họ vì một số nguyên do nào đó mà đánh mất lương tâm và để lại vô vàn lỗi đau thương cho người khác. Tuy nhiên trong nhiều năm qua cũng có khá nhiều trường hợp vì cứu người gặp nạn mà biến mình thành người bị nạn, chính vì lý do này mà khiến nhiều người phải buộc mình thành vô cảm để không bị liên lụy. Theo đó luật sư cũng đề xuất nên có niềm tin vào pháp luật, lẽ phải để tạo sự an tâm cho những ai giúp người gặp nạn, bên cạnh đó cần đề cao hơn những tấm gương về đạo đức, nhân văn giúp người gặp nạn và trực tiếp phê phán và lên án các trường hợp “Vô cảm”.
Xem chi tiết trả lời của luật sư tại: phunuvietnam.net