Câu hỏi Tôi thấy cứ dịp Tết hay lễ chùa đầu năm thì ở một số cổng đền, công chùa luôn xuất hiện rất nhiều trẻ em, cùng người già ăn xin ở đó. Vậy xin hỏi luật sư là có người đứng ra tổ chức hoặc ép họ làm việc trên có bị xử lý gì không? Luật sư tư vấn Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến văn phòng Luật sư Newvision chúng tôi, đại diện Văn phòng có Luật sư Nguyễn…
Câu hỏi
Tôi thấy cứ dịp Tết hay lễ chùa đầu năm thì ở một số cổng đền, công chùa luôn xuất hiện rất nhiều trẻ em, cùng người già ăn xin ở đó. Vậy xin hỏi luật sư là có người đứng ra tổ chức hoặc ép họ làm việc trên có bị xử lý gì không?
Chăn dắt người đi ăn xin bị xử lý thế nào?
Luật sư tư vấn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến văn phòng Luật sư Newvision chúng tôi, đại diện Văn phòng có Luật sư Nguyễn Văn Tuấn sẽ giúp bạn tư vấn như sau:
Hiện nay, trong Bộ luật Hình sự vẫn chưa có những điều luật nào quy định cụ thể về việc xử lý trách nhiệm hình sự người có những hành vi ép buộc, chăn dắt người khác đi ăn xin. Tuy nhiên, trong Nghị định 144/2013 có quy định hình thức xử phạt đối với những người có hành vi ép buộc, chăn dắt người già và trẻ em đi ăn xin.
Cụ thể, những người có hành vi ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng được quy định tại khoản 2, Điều 20 của Nghị định 144.
Và cũng tại khoản 3 Điều 27 của Nghị định 144 thì người nào ngược đãi, lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi như tổ chức, ép buộc đi ăn xin thì cũng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Ngoài ra nếu có thể chứng minh được những kẻ chăn dắt có hành vi đánh đập, bắt người già, trẻ em nhịn ăn thì những kẻ này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự về tội Tội hành hạ người khác.
Tùy theo tính chất cùng mức độ, người vi phạm có thể sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Hiện nay với tình trạng chăn dắt người già và trẻ em đi ăn xin, bán hàng rong, bán vé số… đang ngày càng phổ biến và cần phải có những điều luật quy định riêng trong bộ Luật hình sự với tội danh: Lợi dụng người già và trẻ em để trục lợi. Bởi khi đó mới có cơ sở để xử lý, ngăn chặn những người có hành vi chăn dắt, ép buộc người già và trẻ em đi ăn xin, bán vé số…