Câu hỏi: Tôi sinh sông ở xã. Nếu nộp đơn lên toà án huyện có cần phải thông qua cấp xã không? Tôi không muốn có sự hoà giải từ câp xã. Tôi và chồng đều không muốn có sự bàn tán của mọi người xung quanh vì gia đinh 2 bên ở gần xã. Chúng tôi muốn ly hôn khép kín và nhanh nhất có thể. Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Newvision Law, Đối với trường…
Câu hỏi:
Tôi sinh sông ở xã. Nếu nộp đơn lên toà án huyện có cần phải thông qua cấp xã không? Tôi không muốn có sự hoà giải từ câp xã. Tôi và chồng đều không muốn có sự bàn tán của mọi người xung quanh vì gia đinh 2 bên ở gần xã. Chúng tôi muốn ly hôn khép kín và nhanh nhất có thể.
Trả lời:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Newvision Law, Đối với trường hợp của bạn,luật sư chúng tôi xin đưa ra quan điểm của mình để tư vấn ly hôn nhanh cho bạn như sau :
Ảnh minh họa – Ly hôn có bắt buộc phải thông qua cấp xã không
Thứ nhất, Về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Theo khoản 2 Điều 29 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Bạn nộp đơn ly hôn trực tiếp tại tòa án cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú mà không phải thông qua cấp xã. Cấp xã không có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho các đương sự.
Tuy nhiên, hòa giải tại cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong quyết định cuối cùng ly hôn của 2 bạn vì hòa giải viên tại xã là những người gần gũi và gắn bó với 2 ban, họ hiểu rõ nhất về con người cũng như quan hệ hôn nhân của 2 bạn.
Từ đó, họ có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết nhất cho 2 bạn. Bạn có thể cân nhắc trước khi có quyết định hoa giải tại cơ sở hay không
Thứ hai, theo điều 52 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định : “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở” Vì nhà nước chỉ khuyến khích nên việc hòa giải tại cơ sở, cụ thể là hòa giải tại cấp xã là thủ tục không bắt buộc.
Tuy nhiên theo quy định tại điều 54 của luật này : “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở như quy định tại điều 52 thì hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi hai bạn thuận tình ly hôn.
Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, các bạn vẫn quyết định ly hôn thì tòa sẽ hòa giải để các bên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng để nuôi con và thỏa thuận phân chia tài sản, nợ chun. Nếu các bên thỏa thuận được vấn đề này, Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.
Việc hòa giải thuận tình ly hôn sẽ giúp cho thời gian giải quyết ly hôn được nhanh chóng, thuận lợi nếu các bên có tranh chấp về tài sản mà hòa giải thành.
Như vậy, ý nghĩa của thủ tục hòa giải của tòa án không chỉ đơn thuần là tạo cơ hội cuối cùng để vợ chồng có thể quay lại với nhau mà còn tạo điều kiện nhất định cho quá trình ly hôn được thuận lợi.
Nếu bạn còn thấy khó khăn thì có thể sử dụng dịch vụ giải ly hôn nhanh hoặc dịch vụ ly hôn trọn gói của chúng tôi