Câu hỏi : Em và chồng em cưới nhau được 1 tháng do không hợp và thường xảy ra mâu thuẫn, do chúng em còn quá trẻ nên chưa có suy nghĩ chính chắn, còn chưa . Nên chúng em quyết định ly thân, bây giờ chúng em đã ly thân được 3 năm. Giờ em muốn ly hôn nhưng chồng em không chịu vì là bên giáo. Với mình có con 3 tuổi rồi. Nhưng từ khi mang bầu đến khi sinh cháu, chồng…
Câu hỏi :
Em và chồng em cưới nhau được 1 tháng do không hợp và thường xảy ra mâu thuẫn, do chúng em còn quá trẻ nên chưa có suy nghĩ chính chắn, còn chưa . Nên chúng em quyết định ly thân, bây giờ chúng em đã ly thân được 3 năm. Giờ em muốn ly hôn nhưng chồng em không chịu vì là bên giáo. Với mình có con 3 tuổi rồi. Nhưng từ khi mang bầu đến khi sinh cháu, chồng em không gặp em và con, không chu cấp, không có 1 liên quan đến cháu ạ.Bây giờ em muốn ly hôn phải làm thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Newvision Law. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm của mình tư vấn ly hôn nhanh cho bạn như sau:
Trường hợp của bạn vẫn có thể ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình, theo đó bạn có thể viết đơn khởi kiện ly hôn đơn phương gửi lên tòa án nhân dân quận, huyện nơi mà chồng bạn đang sinh sống và làm việc.
Thủ tục ly hôn đơn phương.
Hồ sơ xin ly hôn
+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao – nếu có);
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm.
Thủ tục ly hôn đơn phương gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;
Bước 2: Trường hợp Đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Thời gian giải quyết:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiện tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án, tức thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý án khi người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Điểm mới ở đây là thời gian thụ lý được rút ngắn chỉ trong vòng 5 ngày làm việc, theo bộ luật cũ là 30 ngày làm việc;
+Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận tình ly hôn); Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản);
+Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự;
+Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa;
+Sau 15 ngày kể từ ngày xét xử, nếu không có trường hợp kháng cáo, kháng nghị nào đưa ra, án sẽ có hiệu lực thi hành.
(Khoảng 170 ngày)
Ngoài ra còn việc nuôi con thì pháp luật quy định như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
+ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
+ Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được thì tòa sẽ giải quyết căn cứ vào quyền lợi mọi mặt dành cho con. Như: thu nhập cá nhân, nhà cửa, môi trường sống, giáo dục, tình thương sau đó tòa mới quyết định dành quyền trực tiếp nuôi con cho ai.
Nếu bạn còn thấy khó khăn thì có thể sử dụng ngay Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh và Dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc