Câu hỏi : Tôi và chồng có 1 con trai 2 tuổi rưỡi. Chồng tôi thường xuyên đi xa ít khi về nhà, nhưng mỗi lần về nhà là hay gây sự, đánh đập tôi. Chồng tôi đi làm ở ngoài thu nhập cũng khá cao còn tôi buôn bán nhỏ qua mạng.Tôi muốn hỏi là tôi có thể ly hôn đơn phương không vì chồng tôi không đồng ý ly hôn. Và khi ly hôn thì tôi có thể giành được quyền nuôi con…
Câu hỏi :
Tôi và chồng có 1 con trai 2 tuổi rưỡi. Chồng tôi thường xuyên đi xa ít khi về nhà, nhưng mỗi lần về nhà là hay gây sự, đánh đập tôi. Chồng tôi đi làm ở ngoài thu nhập cũng khá cao còn tôi buôn bán nhỏ qua mạng.Tôi muốn hỏi là tôi có thể ly hôn đơn phương không vì chồng tôi không đồng ý ly hôn. Và khi ly hôn thì tôi có thể giành được quyền nuôi con không ?
Câu trả lời :
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Newvision Law. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm của mình tư vấn ly hôn nhanh cho bạn như sau:
- Thứ nhất về việc đơn phương ly hôn:
Căn cứ theo khoản 1, Điều 51, Luật hôn nhân năm 2014: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Như vậy, khi bạn muốn ly hôn, nếu chồng bạn không đồng ý, bạn vẫn có thể đơn phương làm đơn ly hôn và nộp ra Tòa.
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được
Về thủ tục đơn phương ly hôn, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Đơn khởi kiện ly hôn;
– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con;
– Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng;
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung.
Sau đó, hồ sơ này bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú, làm việc.
- Thứ hai về quyền nuôi con
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên…..
+ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;….
+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Đối với trường hợp của bạn, vì con bạn dưới 36 tháng tuổi nên chỉ cần Tòa xét thấy bạn có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như đảm bảo điều kiện về kinh tế, thời gian chăm sóc con, công việc ổn định,… là bạn hoàn toàn có thể được Tòa giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng.
Nếu bạn còn thấy khó khăn thì có thể sử dụng ngay Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh và Dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc