Câu hỏi: “Chào luật sư! Cho em hỏi chồng em ly hôn với vợ cũ được một năm rồi có quyết định ly hôn rồi nhưng vợ cũ của chồng em không tách khẩu đi giờ em muốn chồng em tách sổ hộ khẩu chị ý đi để nhập khẩu cho con em vào thì có cần sự đồng ý của chị ý được không?” Luật sư Trả lời: Các trường hợp được tách khẩu. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều…
Câu hỏi:
“Chào luật sư! Cho em hỏi chồng em ly hôn với vợ cũ được một năm rồi có quyết định ly hôn rồi nhưng vợ cũ của chồng em không tách khẩu đi giờ em muốn chồng em tách sổ hộ khẩu chị ý đi để nhập khẩu cho con em vào thì có cần sự đồng ý của chị ý được không?”
Luật sư Trả lời:
Các trường hợp được tách khẩu.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật cư trú năm 2006 thì:
“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu
Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có những nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.”.
Và như vậy thì theo quy định việc tách hộ khẩu chỉ được tiến hành do chính người có nhu cầu tách thực hiện. Do đó, chồng chị không có quyền đơn phương làm thủ tục tách sổ hộ khẩu của vợ cũ sau khi ly hôn.Mặt khác, hộ khẩu của một người là sự chứng nhận cư trú mang tính nhân thân. Chỉ có chính người đó mới có quyền điều chỉnh (di chuyển hoặc không). Đấy là quyền lợi của cá nhân (trừ khi cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định)
Tách sổ hộ khẩu của vợ cũ và nhập số hộ khẩu cho vợ mới ?
Tuy nhiên, Điều 23 Luật cư trú cũng quy định: “Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu như có đủ điều kiện để đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.”
Vì vậy, nếu sau khi ly hôn, vợ cũ của chồng chị đã thay đổi chỗ ở hợp pháp, không còn sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại nơi đã đăng ký thường trú, thì vợ cũ của chồng chị là người đã thay đổi chỗ ở thì phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú trong thời hạn là 12 tháng, kể từ khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới theo quy định của Luật Cư trú. Trường hợp vợ cũ của chồng chị không tiến hành theo đúng quy định này thì sẽ có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trên thực tế, trong trường hợp của chị, nếu chồng chị không muốn có tên của vợ cũ của mình trong hộ khẩu thì chồng chị có thể tự tách hộ khẩu của mình ra khỏi hộ khẩu chung với vợ cũ (địa chỉ hộ khẩu mới vẫn là địa chỉ của hộ khẩu mà bạn đang chung với vợ cũ của mình) theo quy định tại Luật cư trú năm 2006 có quy định như sau:
Hồ sơ tách sổ hộ khẩu:
– Sổ hộ khẩu;
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu:
– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi tách xong hộ khẩu của chồng chị, chồng chị có thể nhập khẩu cho chị vào hộ khẩu bạn đã tách ra theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, nếu chồng chị không muốn thực hiện việc tách khẩu vì thủ tục hành chính phiến hà thì chồng chị chỉ cần nhập khẩu cho chị vào hộ khẩu cũ của chồng chị mà không cần tách khẩu của vợ cũ của chồng chị hoặc tách riêng khẩu của chồng chị như phân tích trên.