Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 64/2012/NĐ-CP thì giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình Trước khi khởi công xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này về cấp giấp phép xây dựng thì chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng có 3…
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 64/2012/NĐ-CP thì giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình
Trước khi khởi công xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này về cấp giấp phép xây dựng thì chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng có 3 loại : xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo; di dời công trình. Vậy thủ tục xin giấy phép xây dựng như thế nào?
1. Những công trình cần xin giấy phép xây dựng
Những công trình không thuộc Khoản 1 Điều 3 Nghị định 64/2012/NĐ-CP thì phải xin giấy phép xây dựng khi khởi công. Đó là những trường hợp sau :
– Các công trình bí mật nhà nước, công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;
– Các công trình được xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư;
– Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;
– Các công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, ngoài những trường hợp trên thì những công trình khác đều cần giấy phép xây dựng. Nghị định quy định những trường hợp trên không cần giấy phép xây dựng bởi những đặc thù của những công trình này, có công trình cần phải tiến hành ngay vì có lệnh khẩn cấp, hay có công trình là bí mật nhà nước thì việc xin giấy phép xây dựng sẽ khó đảm bảo tính bí mật….
2. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Điều 13 Thông tư 10/2012/TT-BXD Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như sau:
– UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II ; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của UBND cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do UBND cấp tỉnh ủy quyền.
– UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
– UBND xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và tại những khu vực theo quy định của UBND cấp huyện phải có giấy phép khi xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
3. Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo Điều 8 Nghị định 64/2012/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng ( với từng trường hợp, từng loại công trình sẽ có mẫu cụ thể tại Điều 1 Thông tư số 10/2012/TT-BXD).
– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.
– 02 bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt ( hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 10/2012/TT-BXD).
– Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có 1 bản sao có chứng thực hợp đồng giữa chủ đầu tư với chủ sở hữu công trình.
– Quyết định phê duyệt dự án có kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.