Tội đánh bạc sẽ bị xử phạt rất nặng theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam Vậy còn.. Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý theo pháp luật không? “Chào Luật sư, mong luật sư tư vấn cho tôi một vấn đề như sau: Bố tôi có đi xem đánh bài ăn tiền ở trong xã, khi đó bố tôi chỉ ngồi xem và có chia bài cho những người chơi chứ bố tôi không chơi. Nhưng sau đó công an…
Tội đánh bạc sẽ bị xử phạt rất nặng theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam
Vậy còn..
Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý theo pháp luật không?
“Chào Luật sư, mong luật sư tư vấn cho tôi một vấn đề như sau: Bố tôi có đi xem đánh bài ăn tiền ở trong xã, khi đó bố tôi chỉ ngồi xem và có chia bài cho những người chơi chứ bố tôi không chơi. Nhưng sau đó công an ập vào bắt và hiện giờ bố tôi đang bị tam giữ ở công an huyện. Vậy bố tôi có phạm tội đánh bạc không? Xin cảm ơn!”
Trả lời:
Trước tiên cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến TGS Law!
Câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Điều 248 Bộ luật hính sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về Tội đánh bạc.
“Điều 248*. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”
Trong trường hợp này bố bạn không tham gia trưc tiếp đánh bạc nhưng đã có hành vi chia bài cho những người chơi, đây được coi là hành vi giúp sức cho hành vi đánh bạc. Hay nói cách khác, bố của bạn tham gia đánh bạc với vai trò là người giúp sức được quy định tại khoản 2 Điều 20: “Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
Việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự
“Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”
-> Trong trường hợp này bố bạn và những người tham gia chơi sẽ bị khởi tố trách nhiệm hình sự nếu giá trị tiền hay hiện vật từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Nếu bố bạn không thỏa mãn cấu thành tội phạm trên thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề”.
Trên đây là những tư vấn của TGS Law cho câu hỏi của bạn.
Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1900 8698 để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!