Chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào trong các văn bằng pháp luật? Đó là câu hỏi mà nhiều độc giả đã hỏi chúng tôi trong một vài ngày qua và sau đây Newvision xin đưa ra một câu hỏi tiêu biểu cỏa một độc giả về trường hợp này ” Em chào luật sư, LS cho em hỏi: Em là sinh viên. Lúc đầu bán phôi tranh thêu, tranh gắn đá qua mạng Internet. Sau có quen được 1 chị khách…
Chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào trong các văn bằng pháp luật?
Đó là câu hỏi mà nhiều độc giả đã hỏi chúng tôi trong một vài ngày qua và sau đây Newvision xin đưa ra một câu hỏi tiêu biểu cỏa một độc giả về trường hợp này

lừa đảo chiếm đoạt tài sản
” Em chào luật sư, LS cho em hỏi:
Em là sinh viên. Lúc đầu bán phôi tranh thêu, tranh gắn đá qua mạng Internet. Sau có quen được 1 chị khách mua hàng vài lần. Lúc đầu là lấy số lượng ít, sau dần thành lấy sỉ và nhiều. Thời gian sau em mới biết chị đó có cho thuê người làm gia công thêu tranh và gắn đá. Thấy chị này tuyển cộng tác viên và đại lý nhận tranh về giao thuê thợ làm thay để hưởng hoa hồng nên em cũng xin làm. Đồng thời trong lúc đó cũng vẫn bỏ sỉ tranh cho chị này.
Em lấy hàng trực tiếp từ Hà Nội, sau đó xe của chủ hàng đến tận nhà chị kia ( Chị D) để giao hàng cho em. Lúc đầu làm tranh em và các đại lý khác vẫn nhận tiền công tiền cọc đều và đầy đủ ( lúc đầu trước khi muốn lấy tranh về làm thuê phải cọc số tiền 250-500k tuỳ bức mới lấy dc tranh về để làm, sau khi làm xong đạt yêu cầu mới dc trả công, không thì coi như số tiền đó bị mất trắng)… Nhưng từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 bọn em bị khất lần lượt và không dc trả tiền nữa.
Ngày 9/12 chị D vẫn lấy tranh của em số lượng 1000 bức. Và mới chỉ thanh toán 1/4 số tiền. Và còn nợ lại khoảng 100tr. Tính thêm cả tiền công và cọc làm thuê của thợ và tổng hơn 300 triệu đồng. Hiện tại chị D đã bỏ trốn. Mặc dù em chưa làm đơn tố cáo nhưng các đại lý khác bị lừa như em đã nộp: công an cũng đã triệu tập 2 lần. Nhưng chị này bỏ trốn khỏi địa phương rồi ak
Trong lúc nhận tranh về làm em không làm hợp đồng, nhưng khi mua bán tranh với chị D em có làm giấy tờ mua bán, là chị D đã nhận đủ tranh nhưng chưa thanh toán tiền ạ .
Luật Sư cho em hỏi giờ em nên nộp đơn tố cáo không ? Và nếu kiện có cơ hội thắng không ? Em rất mong được luật sư tư vấn giúp vì hiện tại em đang rất mệt mỏi với số nợ này.
Mong Luật sư tư vấn giúp em ạ, em cảm ơn. “
Luật sư Newvision xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo chúng tôi bạn nên viết đơn tố cáo để bảo vệ quyền lợi của mình. Hành vi của D sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
Theo quy định tại điều 140 BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009 quy định như sau:
- Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
- a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
- b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
– Có tổ chức;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
– Tái phạm nguy hiểm;
– Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
– Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này
Như vậy, đối với trường hợp của bạn có thể khởi kiện chị D về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bởi vì bạn có đủ chứng cứ để chứng minh cho việc chị D không trả tiền cho bạn, và số tiền mà chị D nợ c là khá lớn, vì vậy bạn nên khởi kiện để đòi lại quyền lợi của mình.
Căn cứ theo khoản 3, điều 140 BLHS năm 1999 quy định:
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
Vậy chị D sẽ bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Nếu có vấn đề gì thắc mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 24/7: 1900.6110.
Trân trọng!