Năm 1936, cuốn sách Đắc Nhân Tâm (được lòng người), tên tiếng Anh là: How to Win Friends and Influence People Dale Carnegie – người Mỹ, viết và đã được xuất bản lần đầu vào năm 1936. Năm 1950, học giả Nguyễn Hiến Lê dịch tác phẩm này với tựa đề “Đắc nhân tâm”, in lần đầu tiên tại Sài Gòn năm 1951 và được chỉnh sửa cũng như tái bản rất nhiều lần. Năm 1955, tác giả gốc của cuốn sách Đắc Nhân Tâm…
Năm 1936, cuốn sách Đắc Nhân Tâm (được lòng người), tên tiếng Anh là: How to Win Friends and Influence People Dale Carnegie – người Mỹ, viết và đã được xuất bản lần đầu vào năm 1936. Năm 1950, học giả Nguyễn Hiến Lê dịch tác phẩm này với tựa đề “Đắc nhân tâm”, in lần đầu tiên tại Sài Gòn năm 1951 và được chỉnh sửa cũng như tái bản rất nhiều lần.
Năm 1955, tác giả gốc của cuốn sách Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie chết.
Năm 1984, tác giả dịch tác phẩm – Nguyên Hiến Lê chết.
Năm 1989, Mỹ tham gia Công ước Berne.
Năm 1997, Việt Nam – Mỹ kí kết hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Chính phủ CHXHCN VN và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngày 23/12/1998 có hiệu lực.
Năm 2004 Việt Nam tham gia công ước Berne.
Năm 2005, công ty Sáng tạo Trí Việt- First News mua tác quyền dịch và phát hành hai quyển sách: How to win friends & influence people và How to stop worrying and start living của Tập đoàn xuất bản Simon & Schuster (Hoa Kỳ). Tuy nhiên Trí Việt – First New đã dùng tựa đề là “Đắc nhân tâm” để đặt tên cho bản dịch của mình.
Sau khi công bố tác quyền, Trí Việt – First News đã gửi công văn cho Cục Xuất bản và tất cả nhà xuất bản trên toàn quốc để thông báo về các sách thuộc bản quyền của First News, nhằm tránh việc cấp phép cho bản dịch chưa được quyền.
Trước đó, thị trường Việt Nam đã tồn tại hai quyển sách “Đắc nhân tâm” và “Quẳng gánh lo đi mà vui sống” bản dịch của Nguyễn Hiến Lê từ trước năm 1975, do ông Nguyễn Quyết Thắng (Công ty Thư Lâm) liên kết xuất bản. Cụ thể, công ty Thư Lâm là đối tác đã liên kết với nhiều nhà xuất bản (Văn Hóa Thông Tin, Hồng Ðức, Tổng Hợp TP.HCM … ) xuất bản hai cuốn sách này.
Chính việc thông báo “đã mua lại bản quyền dịch…” như vậy đã khiến First News ngạc nhiên. Do vậy, công ty này đã có thư trao đổi lại với Simon & Schuster về vấn đề này Tập đoàn xuất bản Simon & Schuster có văn bản xác nhận: “Simon & Schuster chính là nhà xuất bản đầu tiên in và phát hành hai tác phẩm này từ lần xuất bản đầu tiên của Dale Carnegie và giữ quyền kiểm soát tất cả bản quyền dịch thuật liên quan trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng xác nhận rằng Tập đoàn Simon & Schuster và các công ty trực thuộc từ trước đến giờ đã không cấp quyền xuất bản các tác phẩm này cho bất kỳ nhà xuất bản, cá nhân hay đối tác nào ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, từ năm 2008 ông Nguyễn Quyết Thắng vẫn tiếp tục liên kết xuất bản các bản dịch của hai quyển sách này. Và, cũng như trong các bản dịch trước năm 1975, tại trang trong bìa lót hai quyển này vẫn in dòng chữ: “Đã mua lại bản quyền của Nhà xuất bản “SIMON AND SCHUTSTER INC” PUBLISHERS Rockefeller Center, 1230 Sixth Avenue, New York. 20”.
Trí Việt – First News kết hợp với Simon & Schuster kiện ông Nguyễn Quyết Thắng vì tội mạo danh và gian lận trong giao dịch bản quyền.
>>>Xem thêm: Đăng ký bản quyền tác phẩm văn học

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ PHÁT SINH:
– Thứ nhất: cuốn sách Đắc Nhân Tâm được Dale Carnegie – người Mỹ viết và đã được xuất bản lần đầu vào năm 1936. Năm 1950, tồn tại bản dịch tác phẩm này của học giả Nguyễn Hiến Lê với tựa đề “Đắc nhân tâm”, in lần đầu tiên tại Sài Gòn năm 1951. Như vậy, quyền dịch cuốn sách sang Tiếng Việt và được lưu hành ở VN và cũng không có bất cứ tranh chấp nào. Vấn đề ở đây là việc ông Nguyễn Hiến Lê trong trường hợp này có vi phạm quyền tác giả hay không và có văn bản nào điều chỉnh hành vi này hay không?
– Thứ hai: Mĩ là thành viên của công ước Berne, Việt Nam cũng là thành viên của công ước này năm 2004. Mĩ và Việt Nanm cũng có kí hiệp định về quyền tác giả năm 1998. Điều này tạo nên sự thuận lợi khi áp dụng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
Công ty Trí Việt – First New mua lại bản quyền dịch và xuất bản cuốn sách tại Việt Nam, liệu rằng ông Nguyễn Quyết Thắng – người thừa kế của Nguyễn Hiến Lê có được phép xuất bản cuốn Đắc nhân tâm nữa hay không?
Việc Công ty Trí Việt dùng tên Đắc Nhân Tâm cho bản dịch của mình có vi phạm pháp luật hay không khi mà trước đó ông Nguyễn Hiến Lê là người đã dùng tên để đặt cho tác phẩm của mình
– Thứ ba: Mâu thuẫn về quyền dịch và bản quyền xuất bản cuốn sách Đắc Nhân Tâm được lưu hành trên lãnh thổ quốc gia.
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÍ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
– Theo Điều ước quốc tế: Công ước Berne; Hiệp định về thiết lập quan hê quyền tác giả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
– Pháp luật hiện hành trong nước: Theo bộ luật dân sự năm 2015; Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
– Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và văn bản hợp nhất Luật SHTT năm 2013:
1. Trí Việt – First News kết hợp với Simon & Schuster kiện ông Nguyễn Quyết Thắng vì tội mạo danh và gian lận trong giao dịch bản quyền
Giả sử xảy ra 2 trường hợp sau:
– TH1: Năm 1950 ông Nguyễn Hiến Lê không xin phép tác giả của cuốn sách How to win friends & influence people đã tự ý dịch.
– TH2: Năm 1950 Ông Nguyễn Hiến Lê đã xin phép tác giả và dịch cuốn sách có tên tiếng Việt là Đắc Nhân Tâm.
Theo như xác nhận văn bản của Tập đoàn xuất bản Simon & Schucter: “Simon & Schuster chính là nhà xuất bản đầu tiên in và phát hành hai tác phẩm này từ lần xuất bản đầu tiên của Dale Carnegie và giữ quyền kiểm soát tất cả bản quyền dịch thuật liên quan trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng xác nhận rằng Tập đoàn Simon & Schuster và các công ty trực thuộc từ trước đến giờ đã không cấp quyền xuất bản các tác phẩm này cho bất kỳ nhà xuất bản, cá nhân hay đối tác nào ở Việt Nam”
Theo quy định tại Điều 6 Luật SHTT và văn bản hợp nhất Luật SHTT thì “quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”
Trường hợp 1: Nếu xác nhận trên là hoàn toàn chính xác thì việc ông Nguyễn Quyết Thắng làm đã vi phạm tác quyền theo Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định.
– Theo quy định tại Điều 28 thì hành vi của ông Nguyễn Quyết Thắng đã xâm phạm quyền tác giả: “Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”.
→Như vậy ông Nguyễn Quyết Thắng không có quyền liên kết xuất bản các bản dịch của cuốn sách. Hành vi của ông đã vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ bởi tác phẩm mà ông xuất bản đã không được tác giả cũng như chủ sở hữu quyền tác giả cho phép.
Trường hợp 2: Nếu năm 1950 ông Nguyễn Hiến Lê đã xin phép tác giả dịch cuốn sách sang tiếng Việt với tựa đề Đắc Nhân Tâm.
– Sau khi ông Nguyễn Hiến Lê chết, ông Nguyễn Quyết Thắng cho xuất bản lại cuốn sách Đắc Nhân Tâm. Vì Nguyễn Hiến Lê đã xin phép tác giả nên việc ông Nguyễn Quyết Thắng liên kết cho xuất bản lại là không vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. First News có quyền lấy tựa sách đúng theo sáng tạo của dịch giả Nguyễn Hiến Lê không ?
Sau khi mua tác quyền và phiên dịch lại, First News vẫn giữ nguyên tiêu đề tiếng việt cho hai quyền sách giống y chang như cách dịch đầy sáng tạo của cố dịch giả Nguyễn Hiến Lê là “Đắc nhân tâm”.
Vì hai tựa sách này không trùng lẫn với bất kỳ tác phẩm nào khác. Người sáng tạo, làm ra nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ sở hữu độc quyền nhãn hiệu hàng hóa. Hay nói cách khác, hai tựa sách “Đắc nhân tâm” và “Quẳng gánh lo đi & vui sống” của Nguyễn Hiến Lê được pháp luật bảo hộ. Mọi hành vi sử dụng mà không xin phép tác giả đều là sự vi phạm về quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa.
Trên đây chỉ là quan điểm cá nhân của Newvision LawFirm về vụ việc, hiện nay thì chưa có bất cứ kết luận chính xác về vụ việc này.
Mọi vấn đề thắc mắc về pháp luật liên hệ Hotline 02466827986 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn