Thông qua chỉ dẫn địa lý, khách hàng có thể nhận biết một khu vực địa lý cụ thể gắn liền với chất lượng, danh tiếng và những đặc tính riêng có của sản phẩm mà chỉ ở nơi ấy mới có. Chính vì vậy, đăng ký chỉ dẫn địa lý mang lại nhiều lợi ích, từ phát triển kinh tế, quảng bá sản phẩm của một vùng miền cho đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 1. Chỉ dẫn địa lý là…
Thông qua chỉ dẫn địa lý, khách hàng có thể nhận biết một khu vực địa lý cụ thể gắn liền với chất lượng, danh tiếng và những đặc tính riêng có của sản phẩm mà chỉ ở nơi ấy mới có. Chính vì vậy, đăng ký chỉ dẫn địa lý mang lại nhiều lợi ích, từ phát triển kinh tế, quảng bá sản phẩm của một vùng miền cho đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
1. Chỉ dẫn địa lý là gì ?
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Nó có thể là những từ ngữ, tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng để chỉ ra rằng sản phẩm có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
2. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi nào ?
Đê được đăng ký chỉ dẫn địa lý thì sản phẩm đó phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Sản phẩm phải nguồn gốc từ từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
– Sản phẩm đó phải mang chỉ dẫn có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
3. Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
– 02 Tờ khai đăng kí chỉ dẫn địa lý (Theo mẫu 05-CDĐL Phụ lục A)
– Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phảm
– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý
– Chứng từ nộp phí/lệ phí nếu nộp thông qua hình thức chuyển khoản trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Cách thức nộp hồ sơ đăng kí chỉ dẫn địa lý
– Chủ sở hữu nộp hồ sơ xin bảo hộ chỉ dẫn địa lý trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TPHCM và Đà Nẵng.
– Nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý qua đại diện sở hữu công nghiệp.
5. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý
Bước 1: Tiếp nhận đơn: Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký bảo hộ cho chỉ dẫn.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hifnht hức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không. Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn. Nếu đơn không hợp lệ Cục sẽ ra thông báo từ chối bằng văn bản.
Bước 3: Công bố đơn: Khi nhận được thông báo đơn được coi là hợp lệ, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ được đăng công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn chỉ dẫn địa lý theo các yêu cầu bảo hộ.
– Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
– Nếu đối tượng được nêu trong đơn đáp ứng đủ các yêu cầu về bảo hộ và nguwofi nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bang bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký Quốc gia về sở hữu công nghiệp và Công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
6. Thời gian xử lý đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
– Thẩm định hình thức đơn: 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
– Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày có thông báo đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung đơn: không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn
7. Lệ phí đăng kí chỉ dẫn địa lý
– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn
– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng/đơn
– Phí thẩm định nội dung: 1.200.000 đồng/yêu cầu
– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý: 180.000 đồng/đơn
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline 02466827986 để được Luật sư phụ trách hỗ trợ tư vấn chi tiết ạ