Đăng ký nhãn hiệu là việc rất cần thiết bởi nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình rất lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp. Bài viết này NewvisionLaw sẽ chia sẻ chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan. 1. Thế nào là nhãn hiệu ? Những loại nhãn hiệu hiện có ?…
Đăng ký nhãn hiệu là việc rất cần thiết bởi nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình rất lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp.
Bài viết này NewvisionLaw sẽ chia sẻ chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan.
1. Thế nào là nhãn hiệu ? Những loại nhãn hiệu hiện có ?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác cùng loại.
Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng bằng hình ảnh, hình vẽ, từ ngữ, hình 3 chiều hoặc là sự kết hợp giữa tất cả các yếu tố này tạo nên thể hiện bằng một hoặc nhiều màu.
Chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp và thường thấy ngoài đường ở các banner quảng cáo, biển hiệu hay các sản phẩm ở trong các cửa hàng, siêu thị, một số ví dụ về nhãn hiệu: nhãn hiệu cocacola, pepsi hay nhãn hiệu tương ớt chinsu,…
Hiện nay thì các loại nhãn hiệu thường được dùng phổ biến nhất gồm:
– Nhãn hiệu thông thường (phổ biến nhất, cá nhân hay tổ chức đáp ứng đủ điều kiện là được đăng ký)
– Nhãn hiệu tập thể (các thành viên trong tập thể để dùng được và phải theo quy chế sử dụng)
– Nhãn hiệu liên kết (nhãn hiệu trùng, tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự, có liên quan do cùng chủ thể đăng ký)
– Nhãn hiệu chứng nhận (nếu có các chứng nhận về đặc tính của hàng hóa, dịch vụ)
– Nhãn hiệu nổi tiếng (được người dùng biết đến rộng rãi)
2. Thế nào là đăng ký nhãn hiệu ?
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là việc mà chủ sở hữu cần thực hiện đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thông qua được cấp Văn bằng bảo hộ.
Theo quy định của pháp luật thì nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền sở hữu khi đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ, chính vì thế chúng ta cần thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay để bảo đảm quyền lợi tối đa của mình.
3. Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
– Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hay nhượng quyền nhãn hiệu để thu lại lợi nhuận mà không cần phải xin phép ai.
– Là căn cứ pháp lý để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và được pháp luật bảo về mọi quyền lợi liên quan.
– Ngăn chặn các hành vi sao chép, làm giả, làm nhái, thậm chí là ăn cắp nhãn hiệu
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp còn là một bằng chứng thép không thế chắc chắn hơn để chứng minh quyền sở hữu khi xảy ra tranh chấp và tất nhiên người nào chứng mình được mình là chủ sở hữu thì người đó sẽ thắng.
– Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu và yêu cầu bên xâm phạm bồi thường thiệt hại nếu có.
– Khi muốn đưa hàng hóa vào các hệ thống siêu thị hiện nay thì việc sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ là điều cần thiết để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của ai cung cấp, phân biệt với các sản phẩm cùng loại khác. Và một điều quan trọng thì hiện nay hầu hết nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ thì mới được đưa vào các siêu thị lớn để tiêu thụ.
4. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu và cách thức nộp đơn đăng ký
Mọi cá nhân, tổ chức hợp pháp đều có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình theo các loại hình tại Việt Nam.
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ sẽ có 2 hình thức nộp tới Cục Sở hữu trí tuệ:
– Mang đơn dạng giấy đến địa chỉ của CSHTT để nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
– Nộp đơn điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
5. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định
Căn cứ tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu muốn được bảo hộ thành công cần đáp ứng được các điều kiện: Là dấu hiệu nhìn thấy được và Có khả năng phân biệt, cụ thể:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
6. Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu để kiểm tra xem nhãn hiệu của mình có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ trước đó.
Việc tra cứu còn giúp chúng ta bước đầu đánh giá được phần nào khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Để tra cứu truy cập vào Website: iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Tuy tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc, nhưng để bảo đảm quá trình làm thủ tục đăng ký được diễn ra suôn sẻ thì quý khách nên tiến hành bước này nhé.
Bước 2: Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ
Hàng hóa, dịch vụ sẽ được phân nhóm theo quy định tại Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ và Bảng danh mục các nhóm của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ.
Phần này được phân nhóm khi chúng ta làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu, nếu không phân nhóm thì khi thẩm định đơn Cục SHTT sẽ cử chuyên viên phân nhóm và chủ đơn cần nộp thêm khoản phí phân nhóm, nếu tự phân nhóm thì không mất.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ gồm:
– 05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký kèm theo
– 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH
– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nếu nộp thông qua dịch vụ bưu điện hoặc chuyển khoản cho Cục SHTT
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu nếu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể
– Bản đồ khu vực địa lý đối với nhãn hiệu chứng nhận
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu nếu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.
– Giấy uỷ quyền (nếu có)
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu có)
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu có)
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (nếu có)
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hồ sơ dạng giấy nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ như sau:
– Thành phố Hà Nội: Số 384-386, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.
– Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, Số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
– Thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn.
Nếu nộp đơn trực tuyến thì người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Lưu ý nếu nộp đơn trực tuyến thì người nộp đơn cần có: chứng thư số, chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
Bước 5: Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Đây là việc do Cục Sở hữu trí tuệ đảm nhiệm và có trách nhiệm thực hiện, quy chế thẩm định như sau:
– Thẩm định hình thức: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
– Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ.
+ Nếu đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo SHTT.
7. Thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
– Thẩm định hình thức nhãn hiệu: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
– Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung đơn: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
– Quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ 1 – 3 tháng
8. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại NewivionLaw
Newvision Law là Công ty luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý về Sở hữu trí tuệ uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách hàng dịch vụ đại diện xin cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với chi phí hợp lý và chất lượng nhất.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ tại NewvisonLaw:
– Tiến hành tra cứu xác định nhãn hiệu của khách hàng có trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ hay không.
– Tư vấn về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, bằng những kinh nghiệm của mình thì Luật sư, chuyên viên NewvisionLaw đưa ra những tư vấn, góp ý chỉnh sửa nếu nhãn hiệu không đủ tiêu chuẩn bảo hộ.
– Newvision Law sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký và đại diện quý khách hàng nộp hồ sơ, đóng lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
– Luật Newvision làm việc với Cục SHTT để thúc đẩy thời gian nhanh nhất cho quý khách.
– Xử lý tất cả các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình thực hiện.
– Đại diện nhận Văn bằng bảo hộ sau đó gửi về tận tay khách hàng.
– Theo dõi xâm phạm, hỗ trợ lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng.
– Soạn công văn trả lời phúc đáp giải quyết tranh chấp bảo hộ thương hiệu với các chủ đơn khác.
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU NGAY ĐỂ NHẬN NHỮNG ƯU ĐÃI TỪ NEWVISIONLAW
Mọi thông tin thắc mắc, liên hệ tới tổng đài 19008698 để được Luật sư chuyên môn hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Một số nhãn hiệu đã được NewvisionLaw đăng ký bảo thành công:
|
Nhãn hiệu tập thể Mì Gạo Hùng Lô – Phú Thọ |
|
Nhãn hiệu GIA TỘC VIỆT – GIÁ TRỊ NGÀN NĂM (Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia tộc Việt) |
|
Nhãn hiệu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ |
|
Nhãn hiệu Trường THCS – THPT HÀ THÀNH |
|
Nhãn hiệu “TỎI QUẢNG MINH” (HTX sản xuất tỏi sạch và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Cồn Nâm) |
NewvisionLaw rất hân hạnh được đồng hàng cùng quý khách hàng trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình !