Việc tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ ngày càng xảy ra theo chiều hướng gia tăng. Đây là loại tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp thương mại. Trong thực tế thì việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn trong các thủ tục. Trong bài viết này, Newvision Law xin đề cập tới các biện pháp được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: 1. Biện…
Việc tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ ngày càng xảy ra theo chiều hướng gia tăng. Đây là loại tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp thương mại. Trong thực tế thì việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn trong các thủ tục.
Trong bài viết này, Newvision Law xin đề cập tới các biện pháp được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Biện pháp hành chính:
Theo thống kê trong thời gian gần đây, hầu hết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết bằng biện pháp hành chính.
Biện pháp hành chính xử lý các trường hợp vi phạm ít nghiêm trọng, tuy nhiên quy định không rõ ràng về thẩm quyền dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan, các cơ quan đôi khi thực hiện công việc không thuộc thẩm quyền của mình, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
2. Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp tự bảo vệ:
Chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm.
Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Giải quyết tại Tòa án:
Theo bộ Luật dân sự 2015 thì những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như:
– Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện;
– Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, thuộc quyền của Toà án cấp tỉnh;
– Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh và thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh.
Như vậy bên trên là các biện pháp được áp dụng để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ mà Newvision trích ra, hy vọng phần nào có ích cho quý bạn đọc.
Mọi vấn đề thắc thắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết