CÂU HỎI: Anh Nguyễn Việt Bách gửi đến câu hỏi cho công ty Luật Newvision Law với nội dung như sau: “Chúng tôi có chung tài sản gồm 1 ngôi nhà và 1 chiếc xe ô tô, cả 2 tài sản này đều đã thế chấp để vay tại ngân hàng. Xin hỏi, khi ly hôn thì sẽ giải quyết như nào ” LUẬT SƯ TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho công ty Luật Newvision. Đại diện công ty Luật…
CÂU HỎI:
Anh Nguyễn Việt Bách gửi đến câu hỏi cho công ty Luật Newvision Law với nội dung như sau: “Chúng tôi có chung tài sản gồm 1 ngôi nhà và 1 chiếc xe ô tô, cả 2 tài sản này đều đã thế chấp để vay tại ngân hàng. Xin hỏi, khi ly hôn thì sẽ giải quyết như nào ”
LUẬT SƯ TRẢ LỜI:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho công ty Luật Newvision. Đại diện công ty Luật Newvision thì Luật sư Tuấn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn thủ tục ly hôn cho trường hợp của bạn như sau:
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định vợ chồng có nghĩa vụ chung đối với “Nghĩa vụ phát sinh từ những giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm…” (quy định tại khoản 1, Điều 37).
Do việc vay nợ ngân hàng, cả hai vợ chồng bạn cùng thoả thuận xác lập trong thời kỳ hôn nhân nên nghĩa vụ trả nợ này cũng được xem là nghĩa vụ chung phát sinh từ giao dịch do hai vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập và hai bạn đều có nghĩa vụ phải thực hiện.
Hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về việc khoản nợ này sẽ do ai trả hoặc thống nhất cùng trả theo tỉ lệ nhất định. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm với khoản nợ này.
Điều 288, Bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ liên đới như sau :
+ Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ phải do nhiều người cùng thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
+ Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải có trách nhiệm thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
+ Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người thực hiện nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
+ Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ”.
Do đó, nếu vợ chồng bạn không thoả thuận được với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi ly hôn thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết. Trong trường hợp đó, tòa án sẽ triệu tập ngân hàng tham gia tố tục với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Theo đó, tài sản nếu chưa thể giải chấp được thì sẽ được tiếp tục sử dụng nhằm đảm bảo nghĩa vụ thế chấp cho ngân hàng theo hợp đồng đã ký trước đó. Căn cứ vào thỏa thuận của các bên và nguồn gốc tài sản, nghĩa vụ tài chính mà tòa án sẽ giải quyết cho phù hợp.
Trân thành cảm ơn quý khách :
Trân trọng!