Các đối tượng không phải xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Cập nhật 04/01/2017 03:15
Theo quy định của luật An toàn thực phẩm và thông tư hướng dẫn của Bộ y tế thì các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ y tế phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm…
Theo quy định của luật An toàn thực phẩm và thông tư hướng dẫn của Bộ y tế thì các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ y tế phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trước khi sản xuất, kinh doanh.
Các đối tượng không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số đối tượng ngoại lệ không phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Điều 9 Thông tư 26/2012/TT-BYT. Các đối tượng đó bao gồm:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.
- Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
- Cơ sở bán hàng rong.
- Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
- Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Nhà thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đạt GPP có kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Các cơ sở trên thuộc diện không phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tuy nhiên các cơ sở này phải tự xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nội bộ về điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở ít nhất 1 lần/ 1 năm.
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra các cơ sở thuộc diện không phải cấp giấy chứng nhận trên địa bàn quản lý. Tần suất kiểm tra không quá 4 lần/ 1 năm đối với các cơ sở không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận.
Cơ sở pháp lý:
Luật An toàn thực phẩm 2010;
Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012.
Video tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm