An toàn thực phẩm từ lâu đã là một vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi nó đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Chính vì vậy, quy định của pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm (gọi tắt là giấy chứng nhận) là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh…
An toàn thực phẩm từ lâu đã là một vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi nó đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Chính vì vậy, quy định của pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm (gọi tắt là giấy chứng nhận) là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
Theo Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế thì:
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được đóng thành một quyển bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có sự xác nhận của cơ sở);
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có sự xác nhận của cơ sở);
– Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (như tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận:
– Cục an toàn thực phẩm: đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, những chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).
– Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, bao bì, các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;
+ Các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
+ Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, thẩm định cơ sở và tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục, thời hạn cụ thể quý độc giả có thể tham khảo tại Điều 5 Thông tư số 26/2012/TT-BYT.
>>>Xem thêm: Các đối tượng không phải xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm