Về vấn đề này, Văn phòng luật NewVision xin được cung cấp thông tin cho độc giả câu trả lời của Bộ Xây dựng như sau: Nhằm tháo gỡ những khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu thì Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 để giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chỉ đạo ngân hàng thương mại Nhà nước dành một lượng…
Về vấn đề này, Văn phòng luật NewVision xin được cung cấp thông tin cho độc giả câu trả lời của Bộ Xây dựng như sau:
Nhằm tháo gỡ những khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu thì Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 để giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chỉ đạo ngân hàng thương mại Nhà nước dành một lượng vốn khoảng 30.000 tỷ đồng cho những đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vay để thuê và thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 mét vuông, giá bán dưới 15 triệu đồng/mét vuông hoặc là nhà ở có giá trị hợp đồng mua bán không được vượt quá 1,05 tỷ đồng với lãi suất thấp và kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.

Căn hộ vay gói 30.000 tỷ đồng để mua có được phép bán lại không?
Như vậy, các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang khi mua, thuê và thuê mua nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại có quy mô nhỏ, giá thấp sẽ đều được vay vốn ưu đãi từ gói tín dụng hỗ trợ 30.000 tỷ đồng này.
Trường hợp vay gói tín dụng hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 mét vuông, giá bán dưới 15 triệu đồng/mét vuông hoặc nhà ở có giá trị hợp đồng mua bán không vượt quá 1,05 tỷ đồng, người mua phải thực hiện đầy đủnhững cam kết đã thống nhất trong hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án và hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng được giao cho thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP.
Người mua nhà theo quy định này chỉ được bán lại nhà ở đã mua sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bán nhà ở xã hội phải nộp tiền sử dụng đất
Trường hợp vay gói tín dụng hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để mua nhà ở xã hội mà hiện nay có nhu cầu bán lại thì người mua sẽ phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Theo đó, tại Khoản 4, 5, Điều 19 của Nghị định này thì người mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu 5 năm tính từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở theo hợp đồng đã ký kết với bên bán và chỉ được phép bán lại sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Kể từ thời điểm người mua nhà ở xã hội này được phép bán nhà ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu khác thì ngoài các khoản chi phí phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật thì bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ được bán đó; nếu bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất, giá đất được tính theo giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán nhà ở.
Trong thời hạn chưa đủ 5 năm tính từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội mà bên mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì sẽ chỉ được phép bán lại cho Nhà nước, hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội hoặc là bán lại cho đối tượng được mua nhà ở xã hội với giá bán nhà ở tối đa bằng với giá bán nhà ở xã hội cùng loại ở cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời, người mua phải thực hiện những cam kết đã thống nhất trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án và hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng đã cho vay một cách đầy đủ trước khi bán lại nhà ở đã mua