#Đôi nét# Chi nhánh và văn phòng đại diện có gì khác nhau???
Cập nhật 22/12/2016 09:28
Trên thực tế, có nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa hai khai niệm chi nhánh và văn phòng đại diện, họ thường đánh đồng chúng làm một và gọi lẫn lộn giữa hai khái niệm trên Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật doanh nghiệp chúng lại hoàn toàn không giống nhau và các doanh nghiệp cần biết sự không giống nhau đó để có kế hoạch thành lập hay tiến hành giao dịch thật hiệu quả. Về khái niệm: theo Điều 45…
Trên thực tế, có nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa hai khai niệm chi nhánh và văn phòng đại diện, họ thường đánh đồng chúng làm một và gọi lẫn lộn giữa hai khái niệm trên
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật doanh nghiệp chúng lại hoàn toàn không giống nhau và các doanh nghiệp cần biết sự không giống nhau đó để có kế hoạch thành lập hay tiến hành giao dịch thật hiệu quả.
So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện
Về khái niệm: theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014:
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả đại diện theo uỷ quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong khi đó, văn phòng đại diện được hiểu là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Điểm giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện:
- Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp;
- Đều không có tư cách pháp nhân,
- Đều hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó;
- Đều thừa sự uỷ quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.
Điểm khác biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện:
Đối với chi nhánh: được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia; Chi nhánh được thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.
Đối với văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tuỳ vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức. Văn phòng đại diện được laaoj ra chủ yếu với chức năng là liên lạc, thực hiện nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường… Văn phòng đại diện không được trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác.