Quản trị doanh nghiệp là việc xây dựng những cơ chế, quy định thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty, bao gồm các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan khác của công ty. >>>Xem thêm: Doanh nghiệp cần làm gì sau khi đăng ký thành lập 1. Tư vấn…
Quản trị doanh nghiệp là việc xây dựng những cơ chế, quy định thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty, bao gồm các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan khác của công ty.
>>>Xem thêm: Doanh nghiệp cần làm gì sau khi đăng ký thành lập
1. Tư vấn xây dựng Quy chế tổ chức quản lý và Quan hệ điều hành:
– Phân tích mô hình quản lý thực tại của Doanh nghiệp và tư vấn, đưa ra mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp;
– Phân tích, xây dựng các chức năng quản lý của Công ty;
– Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng, Ban…;
– Xây dựng nhiệm vụ, quyền hạn của các cán bộ quản lý và quan hệ trong điều hành hoạt động của công ty;
– Thiết lập mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp, gián tiếp và quan hệ phối hợp công tác giữa các cán bộ quản lý của Công ty, bao gồm cả Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc của Công ty;
– Thiết lập mối quan hệ công tác trong Công ty.
2. Tư vấn xây dựng Quy chế Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên:
– Xác định trách nhiệm pháp lý của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên ;
– Xây dựng nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên;
– Xây dựng nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên;
– Lập phương án cơ cấu thành viên và sự thay đổi thành viên của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên;
– Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên;
– Thiết lập mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên với Tổng Giám đốc Công ty và Ban Kiểm soát;
– Phương án thực hiện các cuộc họp của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên;
– Phân tích và xây dựng phương án nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên;
3. Tư vấn xây dựng Quy chế Ban giám đốc:
– Tư vấn xây dựng cơ cấu bộ máy điều hành;
– Xây dựng các quy định về trách nhiệm pháp lý của Giám đốc/Tổng Giám đốc và bộ máy điều hành;
– Tư vấn về tiêu chuẩn của Giám đốc/Tổng Giám đốc;
– Xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng Giám đốc;
– Tư vấn và hướng dẫn việc uỷ quyền trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc;
– Xây dựng mối quan hệ giữa Giám đốc/Tổng giám đốc với các bộ phận khác của công ty;
– Xây dựng các điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh phó Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc;
– Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng bộ phận trong Công ty;
– Thiết lập quan hệ giữa Ban Giám đốc với các Trưởng bộ phận;
– Các nội dung khác có liên quan.
4. Quy chế quản lý nhân sự, chính sách tiền lương, tiền thưởng
Phạm vi điều chỉnh của quy chế quản lý nhân sự và chính sách tiền lương tiền thưởng:
– Công tác tuyển dụng và quản lý nhân sự của doanh nghiệp;
– Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp;
– Chính sách tiền lương và các chính sách phụ cấp, đãi ngộ đối với người lao động nhằm nâng cao sự gắn bó giữa các cán bộ, nhân viên với sự nghiệp lâu dài của doanh nghiệp;
– Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong Công ty;
a. Xây dựng Quy chế tiền lương
– Tư vấn các bước xây dựng Quy chế trả lương:
+ Bước 1: Xác định đơn giá và Quỹ tiền lương kế hoạch cả năm.
+ Bước 2: Xây dựng hệ thống chức danh và hệ số dãn cách
+ Bước 3: Xác định cách thức tính trả lương đến từng lao động
b. Tư vấn lập quy chế tài chính
– Quy chế quản lý vốn:
+ Quy chế quản lý vốn;
+ Đầu tư và sử dụng vốn;
+ Quản lý công nợ;
+ Bảo toàn vốn;
– Quy chế quản lý tài sản:
+ Kiểm kê, đánh giá tài sản;
+ Đánh giá lại tài sản;
+ Bán – Thanh lý tài sản.