Câu hỏi : Vợ tôi dắt con bỏ về nhà ngoại được 5 tháng nay. Tôi đã nhiều lần sang đón về nhưng cô ấy không chịu và bảo rằng nếu tôi không đồng ý chuyển ra ở riêng thì cô ấy không về nhưng bố mẹ tôi không đồng ý. Sau đấy cô ấy đòi ly hôn và nuôi con. Chúng tôi có 1 con trai được 5 tuổi, vậy bây giờ tôi muốn hỏi luật sư liệu khi ly hôn thì tôi có…
Câu hỏi :
Vợ tôi dắt con bỏ về nhà ngoại được 5 tháng nay. Tôi đã nhiều lần sang đón về nhưng cô ấy không chịu và bảo rằng nếu tôi không đồng ý chuyển ra ở riêng thì cô ấy không về nhưng bố mẹ tôi không đồng ý. Sau đấy cô ấy đòi ly hôn và nuôi con. Chúng tôi có 1 con trai được 5 tuổi, vậy bây giờ tôi muốn hỏi luật sư liệu khi ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con không ạ?. Tôi cám ơn.
Trả lời : Chào bạn cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật Newvision,sau khi đọc câu hỏi đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn ly hôn cho bạn như sau:

– Thứ nhất, về vấn đề ly hôn, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, cả vợ bạn hay bạn đều có quyền ly hôn nếu muốn. Như bạn trình bày chúng tôi hiểu rằng vợ chồng bạn đã thống nhất ký vào đơn ly hôn. Vậy đây là thủ tục thuận tình ly hôn. Đơn xin ly hôn sẽ được nộp tại TAND quận, huyện nơi cư trú của bạn hoặc vợ bạn hoặc nơi cư trú hiện tại của vợ chồng bạn.
– Thứ hai, về vấn đề giành quyền nuôi con. Luật hôn nhân và gia đình 2014 điều 81 quy định như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như bạn đã nói thì con bạn được 5 tuổi, như vậy quyền nuôi con sẽ được tòa án phân nếu hai bên không thỏa thuận được. Cụ thể, quyền nuôi con sẽ được tòa án xem xét dựa trên các yếu tố sau:
Bạn có thể tham khảo thêm : Tư vấn ly hôn đơn phương tại hà nội và Tư vấn ly hôn thuận tình tại hà nội
Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn cần đưa ra chứng cứ chứng minh với tòa án rằng mình có điều kiện tốt hơn vợ bạn về mọi mặt để nuôi con phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần như:
+ Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi cháu hay không?)
+ Chỗ ở ổn định (Có đảm bảo để cháu có chỗ ở lâu dài hay không?)
+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của cháu hay không?)
+ Thời gian làm việc (Bạn có thời gian để chăm sóc cháu hay không?)
+ Hành vi của cha mẹ ( Có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của trẻ)
Đây chỉ là một số căn cứ để tòa án xem xét cụ thể sẽ giao quyền nuôi con cho vợ hay cho chồng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà tòa án sẽ cân nhắc. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị tất cả các chứng cứ cần thiết để có thể chứng mình rằng mình đủ điều kiện nuôi con cũng như vợ bạn không đủ điều kiện để nuôi con.Trên đây là ý kiến của chúng tôi về trường hợp của bạn, hy vọng bạn sẽ sớm giải quyết được vấn đề.
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng :
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi.
Công ty luật TGS LAW cung cấp dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh ở quận, huyện Hà Nội