PHẦN THỨ 1:GIỚI THIỆU VỀ BÀI BÀO CHỮA, BÀI BẢO VỆ CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ I/-BÀI BÀO CHỮA, BÀI BẢO VỆ CỦA LUẬT SƯ. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thì Luật sư là người tham gia tố tụng trong một vụ ánhình sự với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệquyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân…
PHẦN THỨ 1:GIỚI THIỆU VỀ BÀI BÀO CHỮA, BÀI BẢO VỆ CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
I/-BÀI BÀO CHỮA, BÀI BẢO VỆ CỦA LUẬT SƯ.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thì Luật sư là người tham gia tố tụng trong một vụ ánhình sự với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệquyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến vụ án hình sự.Hoạt động tố tụng hình sự là một hoạt động luật định, được diễn ra theo một trình tự thủ tục nhấtđịnh, từ giai đoạn trước đến giai đoạn sau, từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối, theo đúng các quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật nói trên, dù là ngay từ khi nó mới vừa phát sinh hoặc là vàomột giai đoạn tố tụng cụ thể nào đó, thì những người tiến hành tố tụng và người người tham gia tốtụng cũng đều phải thực hiện những công việc tố tụng theo một trình tự nhất định, đúng với quyđịnh của pháp luật về tố tụng.Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì Luật sư có thể tham gia tố tụng ở vào bấtkỳ giai đoạn tố tụng nào của vụ án, tùy thuộc vào yêu cầu của thân chủ của mình hoặc cũng có thểtừ yêu cầu của chính các cơ quan tiến hành tố tụng.Tuy nhiên, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc tham gia tố tụng của Luật sư vào giaiđoạn trước khi hoạt động xét xử được tiến hành, sẽ là hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất to lớnđối với hoạt động hành nghề của Luật sư cũng như đối với mối quan hệ dịch vụ pháp lý mà Luật sưđã xác lập với thân chủ của mình.Có thể khẳng định như vậy là vì những lý do sau đây:Thứ nhất:Đây là giai đoạn tố tụng mà lần đầu tiên Luật sư được công khai phát biểu trình bày quan điểm củamình về vụ án, về việc VKS truy tố bị cáo, về tội danh và hình phạt mà VKS đề nghị áp dụng cho bị cáo, về hành vi phạm tội và hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra cho người bị hại cũng như cho phía người bị hại, đồng thời nêu lên những quan điểm, những luận cứ, những tình tiết quan trọngcủa vụ án, để đối đáp tranh luận, nhằm bác bỏ hoặc ủng hộ quan điểm buộc tội của VKS đối với bịcáo, để đề xuất thay đổi tội danh, làm giảm nhẹ TNHS, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo hoặc để buộc bị cáo phải bồi thường TNDS và khắc phục hậu quả mà bị cáo đã gây ra đối với bị hại hoặc phíangười bị hại. Nói một cách chung nhất là Luật sư phải làm sao để mang lại kết quả tốt nhất cho thân chủ củamình là bị cáo hoặc là người bị hại trong vụ án hình sự.Thứ hai:Trong tất cả các giai đoạn tố tụng, thì việc đưa ra xét xử của Tòa án chính là giai đoạn có sự xuấthiện đầy đủ nhất của những người người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trongcùng một vụ án hình sự. Ngoài ra, trong nhiều phiên tòa có tiếng vang và dư luận xã hội rộng lớn, có thể sẽ có đông đảoquần chúng nhân dân đến tham dự để theo dỏi trực tiếp việc xét xử vụ án, các cơ quan truyền thông báo chí cũng có thể đến để đưa tin.Vì vậy, hoạt động mang tính nghề nghiệp của Luật sư trong giai đoạn này là hết sức quan trọng.Luật sư sẽ có cơ hội để thể hiện kỹ năng hành nghề của mình, nếu thành công có thể sẽ gây tiếngvang lớn trong xã hội làm tăng uy tín nghề nghiệp của Luật sư đồng thời có tác động tích cực đếnhoạt động hành nghề của Luật sư trong việc thực hiện các dịch vụ pháp lý với thân chủ của Luật sưsau này.Thứ ba:Kết quả của hoạt động xét xử của Tòa án sẽ là một bản án mà Hội đồng xét xử thay mặt và nhândanh Nhà Nước tuyên án đối với thân chủ của Luật sư.Không phải chỉ có bản án tuyên thân chủ của Luật sư vô tội; không phải chỉ có bản án tuyên thânchủ của Luật sư có tội nhẹ hơn, TNHS ít hơn, hình phạt nhẹ hơn so với đề nghị truy tố của VKS;hoặc bản án tuyên bị cáo có tội đúng với tội danh và hình phạt, đồng thời buộc bị cáo phải bồithường TNDS một cách thích đáng để khắc phục hậu quả cho người bị hại, mới được xem là thànhcông của Luật sư và là niềm hạnh phúc của thân chủ của Luật sư. Ngay như một bản án mà Tòa đã tuyên, có tính bất lợi đối với thân chủ của Luật sư, đôi khi Luật sưcũng có thể nhận được sự cảm thông chia sẻ, thậm chí sự mang ơn từ chính thân chủ của mình. Bởivì Họ đã cảm nhận được năng lực thực sự của Luật sư, về công sức mà Luật sư đã làm và về trách
nhiệm nghề nghiệp mà Luật sư đã thể hiện đối với những yêu cầu của Họ.Sự đánh giá tốt của khách hàng đối với Luật sư bao giờ cũng là một chứng cứ hết sức quan trọngmang tính đánh giá nghề nghiệp và năng lực của Luật sư khi tham gia hoạt động tố tụng trong mộtvụ án hình sự.Hơn ai hết, Luật sư phải là người hiểu rõ việc tham gia vào giai đoạn xét xử tại tòa án là một hoạtđộng tố tụng hết sức quan trọng đối với việc hành nghề của mình và đối với chính hợp đồng dịchvụ pháp lý mà Luật sư đã xác lập với khách hàng của mình.Chính vì tính chất quan trọng như vậy, Luật sư cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn xétxử, mà quan trọng nhất, có thể nói là việc chuẩn bị bài bào chữa hoặc là bài bảo vệ cho thân chủcủa mình.Thế nào là bài bào chữa, bài bảo vệ?Bài bào chữa:Là văn bản viết của Luật sư trong đó nêu quan điểm của Luật sư về vụ án, về hoạt động tố tụng màcác cơ quan và người tiến hành tố tụng đã tiến hành, về quan điểm truy tố của VKS đối với thânchủ của Luật sư là bị cáo trong vụ án, về tội danh, về khung hình phạt mà VKS đề nghị, đồng thờiđưa ra những căn cứ để bác bỏ toàn bộ việc truy tố của VKS, hoặc để thay đổi sang tội danh kháccó TNHS và hình phạt nhẹ hơn, để không phải chịu hoặc làm giảm nhẹ TNDS đối với bị cáo.Bài bào chữa sẽ được Luật sư trình bày bằng cách đọc nguyên văn hoặc làm dàn ý để từ đó làm căncứ phát biểu ngay trong phần tranh luận tại phiên tòa, sau khi nghe vị đại diện VKS đọc bản luậntội.Bài bảo vệ:Cũng là một văn bản viết của Luật sư, tuy nhiên do thân chủ của Luật sư trong trường hợp này làngười bị hại hoặc là phía người bị hại (trong trường hợp người bị hại chết), là nguyên đơn dân sự,là bị đơn dân sự, là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.Họ là những nạn nhân của hành vi phạm tội của bị cáo, là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quantrong vụ án, là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra trong vụ án, cho nênnội dung và mục đích của bài bảo vệ ứng với từng đối tượng tham gia tố tụng cụ thể sẽ là rất khácso với bài bào chữa cho bị cáo.Trong nội dung bài bảo vệ, Luật sư cũng nêu quan điểm của mình về vụ án, về hoạt động tố tụngmà các cơ quan và người tiến hành tố tụng đã tiến hành, về quan điểm truy tố của VKS đối với bịcáo trong vụ án, về tội danh, về khung hình phạt mà VKS đã đề nghị đối với bị cáo.Thông thường quan điểm của Luật sư là đồng tình với việc truy tố bị cáo của VKS.Tuy nhiên trong một số trường hợp, quan điểm của Luật sư có thể sẽ là không đồng tình với việctruy tố của VKS vì đã bỏ sót tội phạm và hình phạt.Thể hiện tất cả những vấn đề vừa nêu trên trong bài bảo vệ, mục đích của Luật sư là muốn khẳngđịnh bị cáo đúng là người phạm tội, giữa hành vi phạm tội của bị cáo và kết quả dẫn đến sự mấtmác, thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, bị cáo là người có lỗi cho nên bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường TNDS và khắc phục những hậu quả mà mình đã gây ra.Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là một việc đương nhiên theo quy định của pháp luật. Không một ai có thể yêu cầu hoặc đòi hỏi về hình thức, mức độ, biện pháp chế tài vềhình sự đối với người phạm tội ngoại trừ Viện Kiểm Sát Nhân Dân.Trách nhiệm dân sự của bị cáo trong việc bồi thường tổn thất về vật chất cũng như tinh thần chokhách hàng của Luật sư, mới chính là mục đích mà Luật sư bảo vệ cho người bị hại và phía người bị hại hướng đến.Cũng giống như bài bào chữa, bài bảo vệ sẽ được Luật sư trình bày bằng cách đọc nguyên văn hoặclàm dàn ý để từ đó làm căn cứ phát biểu ngay trong phần tranh luận tại phiên tòa, sau khi vị đại
diện VKS đọc bản luận tội.
II/-BÀI BÀO CHỮA, BÀI BẢO VỆ LÀ MỘT TÀI LIỆU QUAN TRỌNG KẾT TINH CÔNGSỨC VÀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.
Bài bào chữa, bài bảo vệ trước hết thể hiện kỹ năng viết của Luật sư. Nhưng để viết được một tàiliệu có tính chặt chẽ, ngắn gọn, đầy đủ nội dung, có văn hóa, có trí tuệ, có căn cứ xác đáng và cótính thuyết phục cao như vậy, Luật sư còn phải vận dụng những kỹ năng khác trong hoạt độngnghề nghiệp của Luật sư.Có kỹ năng hành nghề tốt, Luật sư còn phải có một nền tảng kiến thức khoa học về pháp lý vữngvàng. Kiến thức về pháp luật có thể giúp cho Luật sư nhìn nhận một vấn đề pháp lý có tính khoahọc và có căn cứ, từ đó thể hiện quan điểm của mình, đề xuất những ý kiến pháp lý quan trọngtrong bài bào chữa và bài bảo vệ. Nếu không có đạo đức nghề nghiệp, nếu không yêu quý công việc của mình, nếu không thật sự tôntrọng những cam kết mang tính công việc đối với khách hàng, nếu không có tinh thần trách nhiệmcao, thì cũng khó có được một kết quả tốt đẹp cho bài bào chữa, bài bảo vệ của Luật sư.Vì vậy có thể nói rằng: Bài bào chữa hay bài bảo vệ của các Luật sư, đều là những tài liệu quantrọng, kết tinh công sức của các luật sư, thể hiện kết quả của một quá trình tích cực nghiên cứu khaithác để tìm ra những tình tiết, chứng cứ cần thiết phục vụ cho nhu cầu mục đích cho việc bào chữa, bảo vệ thân chủ của mình.
PHẦN THỨ 2 :KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI CHUẨN BỊ BÀI BẢO VỆ CHO NGƯỜI BỊ HẠITRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
Trong nội dung của bài tiểu luận này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến “Bài Bảo Vệ Cho Người Bị Hại”của Luật sư trong vụ án hình sự mà thôi.Để làm rõ những nội dung có liên quan trong bài bảo vệ, chúng ta cùng nghiên cứu các khái niệmcũng như các vấn đề sau đây:
I/-NGƯỜI BỊ HẠI –NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI BỊ HẠI (NĐDHPCNBH):
Điều 51 BLTTHS đã định nghĩa về “Người bị hại” như sau:10. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.20. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:a)-Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; b)-Được thông báo về kết quả điều tra;c)-Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định củaBộ luật này;d)-Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;đ)-Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;e)-Khiếu nại quyết định; hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo.30. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 củaBộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiêntòa.40. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; nếu từchối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308của Bộ luật hình sự.50. Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy
định tại điều này.Theo thói quen đôi khi chúng ta thường hay sử dụng thuật ngữ “Phía Người Bị Hại” để chỉ “NgườiĐại Diện Hợp Pháp Của Người Bị Hại” trong trường hợp người bị hại đã chết trong vụ án.
II/-NHỮNG YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TỪ NGƯỜI BỊ HAI VÀ NĐDHPCNBH
.Trong một vụ án hình sự, người bị hại là người đã có thiệt hại:-Về mặt thể chất: có nghĩa rằng họ có thể đã bị mất đi mạng sống của mình, tổn thương sức khỏedo bị thương tật một cách tạm thời hay vĩnh viễn;-Về mặt tinh thần: có nghĩa rằng họ đã có sự tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụpvề tâm lý, tình cảm của cá nhân;-Về tài sản: có nghĩa rằng họ đã bị chiếm đoạt, bị mất mác, các vật có giá trị bằng tiền và là đốitượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác.(Khái niệm về tài sản là một khái niệm rất rộng, chúng ta cũng cần phải hiểu rõ khái niệm đó đướigóc độ pháp lý để nắm bắt vấn đề một cách chính xác). Những thiệt hại nói trên là do tội phạm gây ra.Luật cũng đã quy định, người bị hại được quyền đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảmcho việc bồi thường.Thông thường trong vụ án hình sự, người bị hại hoặc người ĐDHPCNBH yêu cầu được bồi thườngvề tài sản, về thể chất và về mặt tinh thần, mà họ đã bị thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gâyra.Thiệt hại về mặt thể chất, thiệt hại về mặt tài sản là có thể xác định dễ dàng thông qua việc giámđịnh thương tật của các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng như thông qua việc xác định vàđánh giá thực tế.Thiệt hại về mặt tinh thần là không đơn giản để xác định mức độ thiệt hại và đánh giá trị để bồithường, bởi vì trên thực tế không có tiêu chí chung về mặt tinh thần để xác định cho mỗi cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân là khác nhau.Bên cạnh các yêu cầu đó, các biện pháp bảo đảm cho việc bồi thường cũng là rất cần thiết và có ýnghĩa đối với người bị hại nhất là trong trường hợp việc bồi thường có tính lâu dài trong một thờigian nhất định.Cũng cần nói thêm rằng, việc yêu cầu được bồi thường của người bị hại là quyền chứ không phải lànghĩa vụ. Cho nên trong nhiều trường hợp người bị hại cũng có thể từ chối quyền của mình bằnghành vi không yêu cầu và không đề nghị mức bồi thường.Tất nhiên, ngoại trừ những yêu cầu mang tính không tưởng, phi thực tế và thiếu căn cứ sẽ khôngđược chấp thuận, thì không phải bất cứ yêu cầu yêu cầu bồi thường nào, với mức độ nào, biện pháp bảo đảm nào, của người bị hại cũng đều được Hội đồng xét xử chấp thuận.Bên cạnh đó các Luật sư bào chữa của bị cáo ngay tại phiên tòa cũng luôn có xu hướng đề nghị Hộiđồng xét xử giảm nhẹ TNDS của bị cáo trong vụ án.Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của người bị hại trong vụ án hình sự là một nhiệm vụ không dễ dàngvà là một hoạt động nghề nghiệp có tính kỹ năng cao của L.sư.