Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 Hướng dẫn về việc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy tờ tại Điều 21 như sau: 1.Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận mà khi chủ sở hữu tài sản có gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng…
Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 Hướng dẫn về việc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy tờ tại Điều 21 như sau:
1.Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận mà khi chủ sở hữu tài sản có gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký thế chấp gồm:
a) Các loại giấy tờ quy định tại Điều 19:
– Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp theo Mẫu số 01/ĐKTC;
– Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định;
– Giấy chứng nhận;
– Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau:
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền;
+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng tài sản đất đai gắn liền với nhau theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, nếu có yêu cầu miễn lệ phí đăng ký thế chấp.
b) Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản sẽ gắn liền với đất theo những quy định có trong pháp luật đất đai.
2. Bên cạnh đó, Điều 32 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLY-BTP-BTNMT cũng quy định về trình từ thực hiện đăng ký thế chấp nhà chưa có sổ đỏ như sau:
Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, trường hợp tài sản đủ Điều kiện chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của pháp luật đất đai thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
a) Thực hiện thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai hoặc chuẩn bị hồ sơ để trình cơ quan tài nguyên và môi trường ký, cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận;
b) Sau khi Giấy chứng nhận được xác nhận thay đổi hoặc được ký, cấp theo quy định trên thì ghi nội dung đăng ký thế chấp và thời Điểm đăng ký theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 của Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT và trả kết quả đăng ký.
Trường hợp tài sản không đủ Điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật đất đai thì Văn phòng đăng ký đất đai không thực hiện việc đăng ký thế chấp, thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký và không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP.
Trường hợp quyền sử dụng đất đã được đăng ký thế chấp trước khi tài sản được gắn liền với đất có chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận thì người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất khi thực hiện các công việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên Giấy chứng nhận đã cấp.
Như vậy, trường hợp khi làm thế chấp nhà mà chưa có sổ đỏ thì đồng thời bạn nôp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc đề nghị cơ quan Tài nguyên Môi trường cấp giấy chứng nhận trước khi ghi nội dung đăng ký thế chấp vào giấy chứng nhận. Về nguyên tắc, do nhà đã được thế chấp nên sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thì bên ngân hàng sẽ giữ để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ.